Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua họp báo, thông cáo báo chí

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1. Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua họp báo, thông cáo báo chí

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí ở Việt Nam bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn) là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in, báo nói là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình tên gọi loại hình báo chí được thực hiện, chương trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau) là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện trên sóng truyền hình, báo điện tử là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Với chức năng là phương tiện thông tin đại chúng, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật là một loại hình thông cáo báo chí do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện nhằm cung cấp thông tin sớm và chính thức cho các cơ quan báo chí về các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành; thông qua báo chí (phương tiện truyền thông đại chúng) để truyền tải thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật đó tới công chúng. Đây là nguồn tin chính thống và cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan báo chí sử dụng trong việc thông tin tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, thúc đẩy việc truyền thông có hiệu quả về văn bản quy phạm pháp luật, góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Mặt khác, ngoài đối tượng chính được hướng tới là các cơ quan báo chí, trong điều kiện kỹ thuật điện tử hiện nay, bằng việc đăng tải thông cáo báo chí trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm cũng có thể chủ động tiếp cận trực tiếp thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiểu biết pháp luật phục vụ công tác và sinh hoạt.

Với việc nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật được thông tin công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật cung cấp cho các cơ quan báo chí, đồng thời giúp mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời tiếp cận, nắm bắt được thông tin tổng thể và cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Việc ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do đó cũng là một trong những biện pháp để bảo đảm sự công khai, minh bạch về pháp luật; phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật; tăng cường trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ trưởng trong việc chỉ đạo hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật theo mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Họp báo là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó.

Thực tế tất cả mọi người trong chúng ta đều có thể tổ chức một buổi “họp báo”, nhưng đa phần những chủ thể tổ chức họp báo đều mang mục đích đó là giới thiệu, quảng bá, truyền tải nội dung có chủ đích đến đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông như: Đài phát thanh, báo giấy, truyền hình, báo internet, …

Hiện nay, theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí của Việt Nam tất cả những cuộc họp báo lớn nhỏ đều phải xin cấp phép, phải thông báo bằng văn bản xin cấp phép họp báo với cơ quan quản lý nhà nước chậm nhất là một ngày trước khi tổ chức họp báo.

Với đặc tính cơ bản của báo chí là tính phổ cập, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, báo chí đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân, giúp cho đông đảo cán bộ, nhân dân dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật. Báo chí góp phần phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật và hướng dẫn dư luận xã hội ủng hộ, biểu dương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật, lên án, phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, tạo niềm tin vào pháp luật, vào công lý trong mọi tầng

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

lớp nhân dân. Trong công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, báo chí còn đóng vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, báo chí còn là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân.

Đặc biệt, ngày nay với sự phát triển đa dạng của các loại hình báo chí và việc phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả và chất lượng của thông tin trong đó có các thông tin về pháp luật. Theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định cụ thể như:

- Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố.

- Hằng tháng, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.14

Các cơ quan Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và tuân theo pháp luật khi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bởi vì báo chí có một vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật như:

- So với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác thì loại hình phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí có lợi thế là có đông đảo bạn đọc, khán thính giả trong nước và ở nước ngoài.

- Báo chí có nhiều loại: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Trong mỗi loại hình đó lại có rất nhiều cách thể hiện như: tin, bài, tọa đàm, diễn đàn, truyện ngắn, tiểu phẩm, phim truyền hình, phim tài liệu,…

- Do đặc thù của báo chí là thực hiện hoạt động thông tin, yêu cầu cơ bản của thông tin là phải nhanh nhạy, kịp thời, cập nhật, nếu không thông tin sẽ trở nên lỗi thời, không còn tính hấp dẫn. Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, các loại hình báo chí đều có đặc tính là truyền tin nhanh, đặc biệt là báo điện tử. Chính vì vậy, việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí luôn được thực hiện

nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu được thông tin, tìm hiểu về pháp luật của người dân.

- Với số lượng phát hành lớn (báo in), với diện phủ sóng rộng (đài phát thanh, đài truyền hình), sự kết nối mạng internet toàn cầu, việc thông tin của báo chí nói chung và việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí nói riêng được thực hiện trên diện rộng, về đặc tính này không có loại hình nào có thể ưu việt hơn báo chí.

- Do đối tượng phục vụ chung của báo chí là đông đảo công chúng, bên cạnh đó, mỗi cơ quan báo chí lại có một đối tượng phục vụ chủ yếu riêng (như thanh niên, phụ nữ, nông dân, nhà khoa học…). Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí luôn đảm bảo tính phổ cập, phục vụ cho đông đảo đối tượng của mình.

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)