Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 92)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, của chính quyền các cấp

cấp và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trước yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không thể coi đó chỉ là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, mà còn là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, liên tục. Đặc thù của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Gắn việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thể chế hoá kịp thời, đúng đắn và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng. Thường xuyên quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng và có cơ chế hợp lý, động viên, khuyến khích đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ Trung ương đến địa phương. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông đại chúng, các cán bộ chuyên trách và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xác định rõ nội dung, chương trình phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong từng thời gian, phù hợp với

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

từng cơ quan, đơn vị, địa phương; bảo đảm phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cơ quan, tổ chức và địa phương. Thường xuyên kiểm tra, sơ kết, rút ra kinh nghiệm tốt để phát huy, kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

Tích cực đổi mới, đa dạng hoá các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm đối tượng và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và các địa phương; lồng ghép công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các chương trình, các phong trào vận động quần chúng khác; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm điểm, phê bình, xử lý nghiêm khắc đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)