Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu đề tài

2.1.5. Phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao, được sử dụng nhiều.

Thi tìm hiểu pháp luật có ưu thế là dễ dàng mở rộng được phạm vi đối tượng tuyên truyền (bao gồm cả người dự thi và người theo dõi cuộc thi); đáp ứng được yêu cầu phổ cập pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, phát huy được tính tích cực, chủ động của đối tượng dự thi và giúp họ nhận thức sâu sắc hơn nội dung pháp luật cần tìm hiểu, từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho họ. Một lợi thế khác của thi tìm hiểu pháp luật là có thể sử dụng được nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức khác nhau và do đó có thể tổ chức được ở nhiều nơi, nhiều lúc, với phạm vi, mức độ khác nhau tuỳ theo yêu cầu và tình hình đặc điểm cụ thể.

Người dự thi là những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, là cán bộ, công chức, công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động khác, là chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên, thậm chí cả người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài... Tùy từng cuộc thi cụ thể mà người dự thi có thể thuộc một, một số hoặc tất cả các thành phần kể trên. Họ là những người trực tiếp thực hiện các nội dung thi như trả lời câu hỏi (viết hoặc miệng), thể hiện kiến thức, sự hiểu biết pháp luật và khả năng của bản thân trong việc áp dụng pháp luật, xử lý các yêu cầu cụ thể của cuộc thi (thể hiện tài năng ứng xử trước các tình huống cụ thể thường gặp trong cuộc sống qua cách trình bày dưới dạng câu trả lời, tiểu phẩm, kịch ngắn, thơ, ca, hò, vè).

Người theo dõi cuộc thi không phải là người dự thi như đã đề cập trên đây. Bởi họ không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia thực hiện các nội dung thi. Họ cũng không phải là người có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, tổ chức cuộc thi. Xuất phát từ những mục đích khác nhau như không muốn, không thể hoặc không được tham dự, do tò mò, do có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, theo dõi để biết, để động viên, cổ vũ người thân, để học hỏi kinh nghiệm..., và họ đến với cuộc thi với tư cách là người xem.

GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy

Cách thức theo dõi cuộc thi cũng đa dạng, tuỳ hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và tuỳ từng đối tượng cụ thể: theo dõi qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí, tờ gấp, tranh ảnh, panô, áp phích), theo dõi trực tiếp diễn biến cuộc thi; qua trao đổi, tranh luận với bạn bè, đồng nghiệp, người thân... họ rất sẵn sàng, có khả năng tiếp cận và tiếp nhận các thông tin, các nội dung pháp luật được cuộc thi đề cập cao, hiệu quả tốt nhất, từ đó lượng kiến thức pháp luật của họ được tăng lên, phong phú hơn, năng lực vận dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, công tác được tăng cường. Đây chính là mục đích, là hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và là một ưu thế của thi tìm hiểu pháp luật nói riêng.

Trong thực tế, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dù là do Trung ương tổ chức trên phạm vi toàn quốc hoặc do các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức trong phạm vi của mình thì đối tượng theo dõi cuộc thi cũng chiếm t lệ đáng kể, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc thi. Đây là đối tượng tuyên truyền quan trọng không thể thiếu trong các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Cuộc thi thu hút càng đông đảo người tham gia theo dõi thì thành công càng lớn, hiệu quả tuyên truyền càng cao.

Thông qua các hình thức thi, những nội dung pháp luật được chuyển tải đến các đối tượng một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn, sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng tiếp nhận các kiến thức pháp luật một cách thoải mái và hoàn toàn chủ động, hiểu biết về pháp luật và khả năng áp dụng pháp luật của đối tượng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được gọt dũa, được tôi luyện, trở nên tinh hơn, hiệu quả hơn. Nhờ vậy, pháp luật có điều kiện lan toả, dễ đi vào cuộc sống hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn. Đây vừa là yêu cầu, đòi hỏi, vừa là vai trò của thi tìm hiểu pháp luật.

Ngoài ra, thông qua thi tìm hiểu pháp luật, pháp luật được truyền tải đến cán bộ và nhân dân một cách trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp chính là những đối tượng tham gia dự thi phải tìm hiểu pháp luật để làm bài, trả lời câu hỏi trên sân khấu. Gián tiếp: tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của cuộc thi, thể lệ, câu hỏi thi trên các phương tiện thông tin đại chúng...qua đó pháp luật được tuyên truyền đến người dân.25

25 Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Khái niệm, vai trò của thi tìm hiểu pháp luật, http://www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.aspx?ItemId=105, [Truy cập ngày 12/09/2013]

2.1.6. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của tòa án

Trong hoạt động tư pháp, xét xử được coi là khâu trung tâm có vai trò quyết định; bởi hoạt động xét xử bao giờ cũng gắn với việc Tòa án nhân danh Nhà nước ra một quyết định, một bản án bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; giáo dục công dân tuân thủ pháp luật. Tòa án có thể thực hiện việc giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, nhưng tập trung nhất và quan trọng nhất vẫn là giáo dục qua hoạt động xét xử.

Giáo dục pháp luật qua hoạt động xét xử được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 “bằng hoạt động của mình Tòa án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cùng sẽ bị Tòa án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác”.

Thông qua hoạt động xét xử, có thể giúp cho những người tham gia tố tụng (bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị kiện) và những người theo dõi phiên toà (trực tiếp tại Tòa án hay gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng) hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định của pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án. Từ đó họ có thể tự đánh giá về hành vi và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp hình thành ở họ những cảm xúc về sự công bằng nghiêm minh của pháp luật, tôn trọng các đại diện của công lý, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật (cụ thể là phù hợp với những bản án, quyết định đúng đắn của hội đồng xét xử), giúp định hướng dư luận xã hội, nhờ đó mà phát huy tác dụng phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hoạt động xét xử cũng như hoạt động giáo dục.

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật có thể thông qua hoạt động hòa giải các vụ việc dân sự, thông qua phiên tòa xét xử các loại vụ án (phiên tòa xét xử tại tòa án và phiên tòa xét xử lưu động).

Nhìn nhận được tầm quan trọng và tính định hướng cao Luật phổ biến giáo dục pháp luật 2012 đã quy định: Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân.26

Một phần của tài liệu pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)