5. Kết cấu đề tài
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ làm công tác phổ biến,giáo dục pháp
tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng tại cơ sở.
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với từng nhóm đối tượng; chú trọng thực hiện phát sóng các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài; tiếp tục củng cố, mở rộng mạng lưới loa truyền thanh cơ sở ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng lưới truyền thanh cơ sở.
Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án phát triển công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật mở rộng và tăng cường áp dụng mạng internet trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân khai thác thông tin pháp luật miễn phí qua internet, huy động các nguồn lực để đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp dịch vụ trực tuyến phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hoà giải ở cơ sở có mối quan hệ mật thiết trong việc xây dựng ý thức pháp luật, tăng cường sự hiểu biết pháp luật, khuyến khích thói quen ứng xử xã hội bằng pháp luật trong nhân dân. Để nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh của các hình thức trên, chúng ta cần đưa yêu cầu thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật khi tiến hành trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật vào Quy chế hoạt động của các đoàn luật sư, Trung tâm tư vấn, Trợ giúp pháp lý. Hình thành trách nhiệm tự giác thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng, cho khách hàng khi trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả và mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động để đảm bảo mọi người dân đều có khả năng được hưởng dịch vụ này khi cần thiết.
Đồng thời, khai thác và phát huy tác dụng, hiệu quả của hình thức trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, hoà giải ở cơ sở khi thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực hiện giải thích, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từng vụ việc cụ thể đang trợ giúp, tư vấn cho đối tượng, giúp họ nâng cao hiểu biết pháp luật, tự điều chỉnh hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3.2.1.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luật
luật, văn hóa pháp lý cho cán bộ, Đảng viên, công chức nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tính năng động, sáng tạo của các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào việc thiết lập k cương, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh trong các cơ quan Nhà nước và trong toàn xã hội. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tiến hành thường xuyên đầy đủ, có chất lượng, đặc biệt là việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật mới ban hành, đồng thời, cần tổ chức thường xuyên các lớp tập quấn cho các cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan chuyên môn có liên quan về những nội dung của các văn bản pháp luật mới.61
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật trước hết phải nhằm vào đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, những người trực tiếp quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương.
Xây dựng đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên sâu theo từng lĩnh vực pháp luật và được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá, có kế hoạch định kỳ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.
Củng cố, kiện toàn, tăng cường năng lực cho các tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ công chức tư pháp, lực lượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở như nhóm nồng cốt vận động nhân dân chấp hành pháp luật, tổ hòa giải ở cơ sở, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.
Huy động các luật sư, luật gia và những người làm công tác pháp luật khác tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghiên cứu xây dựng chế độ ưu đãi nhằm động viên, khuyến khích huy động đội ngũ này tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
61 Nguyễn Minh Đoan, Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, trang 150-151
GVHD: Võ Nguyễn Nam Trung SVTH: Nguyễn Thị Bích Tuy
Ban giám hiệu nhà trường các bậc học; phụ huynh học sinh và các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo khoa học, kịp thời, thường xuyên, liên tục, đúng quy định. Kết hợp giáo dục chính khóa với giáo dục ngoại khóa; lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học đạo đức, giáo dục công dân ở phổ thông, môn pháp luật ở các trường chuyên nghiệp; bảo đảm sự liên thông về kiến thức giữa các cấp học. Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, phát huy các nguồn lực xã hội để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Các đơn vị giáo dục xác định rõ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ thường xuyên của toàn ngành dưới sự lãnh đạo của cấp u Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục. Mỗi cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để hiểu biết pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.