Vai trò của hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 30)

- Hoạt động ngân hàng có vai trò trung chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế. Nói

như vậy là vì vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất sau đó sẽ được chuyển qua cho những đối tượng có nhu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng như vì những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của họ. Đây cũng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn tự có và lợi nhuận để duy trì hoạt động của mình.

- Hoạt động ngân hàng thúc đẩy quá trình sản xuất, mở rộng quá trình phân công lao động và hợp tác kinh tế trong nước và ngoài nước. Bởi nếu các tổ chức, cá

nhân làm ăn có hiệu quả và uy tín được ngân hàng thương mại tập trung đầu tư vốn sẽ tạo đà mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ. Từ đẩy mạnh quy mô sản xuất kinh doanh nên các tổ chức, cá nhân sẽ sử dụng nhiều lao động hơn góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển xã hội. Nhờ làm tăng hiệu quả kinh doanh hoạt, động ngân hàng thương mại đồng thời thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung, tích lũy vốn; tạo cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện hợp tác, nhờ đó có cơ hội liên doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài, đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.

- Hoạt động ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra nhiều hơn các loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ngân hàng với chức năng tập trung nguồn vốn,

từ trong nước và ngoài nước đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Từ đó, hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho các nhà sản xuất, kinh doanh có thêm nguồn vốn vững chắc để tiếp cận và ứng dụng kĩ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến làm nền tảng thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng.

- Thông qua hoạt động ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát cơ cấu kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế. Từ đó đề ra các biện pháp, chính sách quản lí

kinh tế và pháp lí phù hợp. Nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế cũng như hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua các chính sách như ưu đãi về lãi suất hay nới lỏng về điều kiện được vay vốn đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu, định hướng kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 30)