lành mạnh nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các tổ chức tín dụng và người tiêu dùng
Đối với các tổ chức tín dụng: Trước hết, các tổ chức tín dụng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, pháp luật về cạnh tranh cũng như pháp luật ngân hàng nói riêng để cạnh tranh lành mạnh nhằm tạo uy tín cũng như khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật các tổ chức tín dụng cần tăng cường thêm năng lực tài chính của bản thân để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra các tổ chức tín dụng cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành các các cam kết chung của ngành ngân hàng, có như vậy mới tạo được một môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Đối với Nhà nước: Vai trò của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các tổ chức tín dụng và người tiêu dùng là rất lớn. Nhà nước cần có những biện pháp tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh đến các chủ thể có liên quan nói riêng và đến toàn xã hội các vấn đề như: trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh như khởi kiện hành vi vi phạm hay khiếu nại kết quả giải quyết hành vi vi phạm… Bên cạnh đó cũng cần có các công tác tổng kết, đánh giá hiệu quả của các quy định đã ban hành để định hướng hoàn thiện; tổng kết, đánh giá kết quả xử lý vi phạm nhằm rút kinh nghiệm cải thiện kết quả xử lý hiệu quả hơn. Ngoài ra cũng cần phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh về các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã bị xử lý và chế tài áp dụng đối với tổ chức tín dụng vi phạm nhằm tạo sức răn đe và giáo dục trong toàn xã hội, ngăn ngừa các hành vi vi phạm của các tổ chức tín dụng khác.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam mang nhiều tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Tuy nhiên đi cùng quá trình phát triển là các hành vi, thủ đoạn cạnh tranh ngày càng khôn khéo, tinh vi làm ảnh hưởng đến cạnh tranh trên thị trường gây mất ổn định hệ thống ngân hàng. Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở nước ta đang diễn ra ngày càng phức tạp. Trong khi đó quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng còn rất hạn chế. Cho đến hiện tại vẫn chưa có các văn bản của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh riêng cho vấn đề này khi mà các quy định đã có còn chung chung, chưa phản ánh được các đặc thù của hoạt động ngân hàng. Cụ thể như các khái niệm “hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng”, tiêu chí “chuẩn mực đạo đức kinh doanh”; các tiêu chí nhận diện chỉ dẫn gây nhầm lẫn, so sánh trong quảng cáo, hành vi gièm pha… trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa có cơ sở pháp lý quy định chi tiết, rõ ràng. Do đó, rất khó để xác định một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy cần diễn giải một cách cụ thể, chặt chẽ và phải xét đến tất cả các đặc thù của ngành ngân hàng các khái niệm, các tiêu chí nêu trên, đồng thời hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng tạo hành lang pháp lí vững chắc xử lí, ngăn ngừa các hành vi vi phạm bao gồm:
Thứ nhất, khi xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cần nghiên cứu, khảo sát diễn biến cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng trên thực tế; học hỏi, rút kinh nghiệm xây dựng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia có hệ thống pháp luật hiện đại nhằm ban hành những quy định phù hợp, hiệu quả.
Thứ hai, việc soạn thảo các quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng cần có quy định rõ ràng, cụ thể về định nghĩa, cách xác định từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, quy định chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nghiêm khắc hơn. Theo đó, hình phạt chính chỉ là phạt tiền không áp dụng biện pháp phạt cảnh cáo và cần có quy định dẫn chiếu đến chế tài hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh có hậu quả nghiêm trọng xâm phạm trật tự kinh tế.
Thứ tư, cần có quy định rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền xử lý cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng theo hướng thuộc thẩm quyền chuyên trách của một cơ quan duy nhất là Cục quản lý cạnh tranh.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu những quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng với mục tiêu là góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật đối với hành vi này, người viết đã đưa ra một số đề xuất với hy vọng khía cạnh pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng sẽ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các tổ chức tín dụng cũng như của quốc gia trong thời gian sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). 2. Bộ luật Dân sự 2005.
3. Luật Cạnh tranh 2004.
4. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). 5. Luật Thương mại năm 2005.
6. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
7. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. 8. Luật Quảng cáo năm 2012
9.Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng
10. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh.
11. Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.
12. Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
13. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Dương Nguyên Thuận và Đinh Thùy Anh, Doanh nghiệp và đạo đức, Nxb. Hà Nội, 2005.
2. TS. Dương Ngọc Dũng, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter, nxb. Tổng hợp TPHCM, 2009.
3. Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
4. T.s Lê Hoàng Oanh, Bình luận khoa học Luật cạnh tranh, nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
5. TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006.
6. PGS. Nguyễn Như Phát, TS. Trần Đình Hảo, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, 2001.
8. Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2001.
9. Nguyễn Văn Cường, Chu Thị Hoa, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2005.
10. ThS Nguyễn Văn Cương, Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về luật cạnh tranh của Việt Nam, nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. 11. ThS. Nguyễn Thái Mai, Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 19 (156) tháng 10/2009. 12. LG. Trần Minh Sơn, Tìm hiểu về luật cạnh tranh, nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005. 13. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb Giáo dục Hà Nội, năm 2009. 14. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1989.
15. Vụ công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của luật cạnh tranh, nxb. Tư pháp, 2005.
Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Viện nghiên cứu lập pháp, Một số ý kiến về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam có thể truy cập tại website
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThucTienPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=6 7
2. ThS. Viên Thế Giang, Viện nghiên cứu lập pháp, Hoàn thiện pháp luật về hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng có thể truy cập tại website
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThucTienPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=1 57
3. Thanh Xuân, Loạn tin đồn thất thiệt về ngân hàng, cụ thể
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110608/loan-tin-don-that-thiet-ve-ngan- hang.aspx, [truy cập ngày 08/06/2011].
4. Cục quản lý cạnh tranh (Bộ công thương), Báo các hoạt động Cục quản lý cạnh tranh năm 2013, trang 13 có thể truy cập tại website
http://vca.gov.vn/uploads/file/2014/04_08/Bao%20cao%20thuong%20nien(1).pdf 5. ThS. Lê Ngọc Thạch, Một số bất cập của pháp luật cạnh tranh hiện hành, Tạp chí dân chủ pháp luật ngày 23/01/2013 có thể truy cập tại website
http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?ItemID= 369
6. Theo LS Nguyễn Văn Hậu – PCT Hội Luật gia TP.HCM, Doanh nghiệp và vấn nạn bị nói xấu trên mạng có thể truy cập tại website http://baophapluat.vn/noi-bat-tren-bao- in/doanh-nghiep-va-van-nan-bi-quotnoi-xauquot-tren-mang-149662.html
7. Ts. Nguyễn Đại Lai, Ngân hàng Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh – Nhận dạng và Đề xuất, có thể truy cập tại website
http://luattaichinh.wordpress.com/2013/02/26/ngn-hng-viet-nam-canh-tranh-khng- lnh-manh-nhan-dang-v-de-xuat/
Tài liệu khác:
1. Dự thảo Nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này, dự thảo lần 2, tháng 6/2011.