Hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 64 - 67)

trong hoạt động ngân hàng một cách có hệ thống và đồng bộ

Trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hiện nay, cạnh tranh không lành mạnh đã và đang diễn ra rất phức tạp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó lĩnh vực ngân hàng với nhiều

46

Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

loại hình dịch vụ mang tính chuyên môn cao do đó các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khá phức tạp và khó phát hiện. Vậy mà nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên được xây dựng theo một quy chế riêng biệt và chặt chẽ, cụ thể trong từng điều khoản để điều chỉnh từng hành vi trên cơ sở xem xét tính chất đặc thù của thị trường dịch vụ ngân hàng. Vì lẽ đó nhận thấy cần thiết sự ra đời của một văn bản pháp lý chuyên ngành điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng phù hợp hơn, phản ánh đúng bản chất đặc thù của lĩnh vực ngân hàng. Trong nội dung văn bản pháp lý đó cần bảo đảm các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần có quy định rõ ràng, cụ thể định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng để làm cở sở cho việc xác định các hành vi phạm được dễ dàng hơn cũng như việc xử lý áp dụng các biện pháp chế tài phù hợp hơn. Do đó, người viết xin đề xuất một khái niệm hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nên quy định như sau “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là hành vi của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động ngân hàng trái với những chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức tín dụng, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng”. Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là chủ thể kinh doanh sử dụng nhiều biện pháp, hành vi trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Người viết cho rằng, không cần quy định gây thiệt hại cho Nhà nước, bởi lẽ, lợi ích của Nhà nước, của xã hội đã được thể hiện trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Phát sinh từ đề xuất cần có quy định cụ thể về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là tiêu chí xác định “chuẩn mực đạo đức kinh doanh”. Luật cạnh tranh tuy có đề cập tới “chuẩn mực đạo đức kinh doanh” nhưng cho tới nay vẫn chưa có một quy định giải thích hay hướng dẫn nào. Đối với Luật các tổ chức tín dụng tại Điều 50 cũng chỉ mới dừng lại ở quy định về phẩm chất đạo đức của những người nắm giữ các chức danh quản lý điều hành của tổ chức tín dụng. Trong khi đó phạm trù “chuẩn mực đạo đức kinh doanh” nếu không được giải thích và định lượng phù hợp cũng như nếu không xét đến tính đặc thù của ngành ngân hàng dựa trên phương diện pháp luật sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng trên thực tế. Do đó, bên cạnh yêu cầu cần có định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nhận thấy cần nghiên cứu, xây dựng bộ chuẩn quy tắc về đạo đức kinh doanh nói chung và nhất là bộ chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ hai, cần làm rõ quan niệm “hợp tác” và “cạnh tranh” trong hoạt động ngân hàng đã được đề cập trong Luật Các tổ chức tín dụng để làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, xu hướng hợp tác giữa các tổ chức tín dụng với nhau để cùng tồn tại và phát triển là không tránh khỏi. Thị trường dịch vụ ngân hàng là một loại thị trường đặc biệt, ở đó không một tổ chức tín dụng nào có thể hoạt động một cách hoàn toàn biệt lập và tách khỏi hệ thống. Vì thế, sự liên kết tự nhiên giữa các doanh nghiệp đặc thù này trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng là vấn đề có tính quy luật và dường như có thể dự báo trước. Tuy nhiên, có những chủ thể lợi dụng việc hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh để trục lợi bất hợp pháp hoặc gây khó khăn cho đối tác. Do đó nhận thấy cần có các quy định hướng dẫn, diễn giải các quan niệm trên làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh cũng như cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, cần có các quy định cụ thể, rõ ràng về cách xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Về cơ bản Luật cạnh tranh đã liệt kê khá bao quát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế, tuy nhiên đó là các quy định dùng chung cho tất cả các lĩnh vực vì lẽ đó không thể lột tả hết được các hành vi trong một lĩnh vực có nhiều đặc thù như lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, cần dựa trên nền tảng pháp lý cơ bản từ Luật cạnh tranh mà bổ sung thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong văn bản pháp lý mới, cụ thể là:

- Quy định thêm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà thỏa mãn tiêu chí tại khoản 4, Điều 3 Luật cạnh tranh, ví dụ như: hành vi lạm dụng cơ chế lãi suất nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động huy động vốn hoặc cho vay; đầu cơ vàng, ngoại tệ nhằm cạnh tranh không lành mạnh…

- Quy định chi tiết các dấu hiệu nhận diện cạnh tranh không lành mạnh đối với chỉ dẫn gây nhầm lẫn như tên thương mại, biểu tượng kinh doanh và khẩu hiệu kinh doanh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời khi xây dựng các quy định mới nên phối hợp xem xét các quy định của pháp luật khác có liên quan như Luật sở hữu trí tuệ để thống nhất trong cách áp dụng.

- Xây dựng các quy định chi tiết các dấu hiệu nhận diện hành vi gièm pha tổ chức tín dụng khác bằng các cách thức như nói xấu, tung tin bịa đặt… để làm cơ sở phân biệt với quyền tự do ngôn luận, tự do đánh giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc từ phía khách hàng.

- Quy định các tiêu chí xác định mức độ so sánh, bắt chước trong hoạt động quảng cáo. Khi nghiên cứu ban hành có thể xem xét quy định của pháp luật khác như

Luật quảng cáo 2012 và Luật thương mại 2005 nhằm tạo sự đồng bộ trong áp dụng cũng như dễ dàng cho cơ quan có thẩm quyền xác định, so sánh hai hoạt động quảng cáo của các tổ chức tín dụng.

Thứ tư, quy định chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nghiêm khắc hơn. Nhận thấy biện pháp xử phạt như hiện nay là chưa đủ sức răn đe (phạt cảnh cáo), vì vậy cần quy định thống nhất hình phạt chính chỉ là phạt tiền không áp dụng biện pháp phạt cảnh cáo. Bên cạnh đó, hậu quả của các hành vi phản cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng luôn nghiêm trọng không chỉ làm cản trở hoạt động cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, của tổ chức tín dụng khác mà còn cả hệ thống và thị trường tiền tệ quốc gia và hậu quả còn có thể rất lớn vượt ra ngoài chế định hành chính và dân sự. Vậy nên chăng cần có quy định dẫn chiếu đến chế tài hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh có hậu quả nghiêm trọng xâm phạm trật tự kinh tế47 nhằm đủ sức răn đe và đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước của pháp luật đối với lĩnh vực này.

Thứ năm, quy định thống nhất thẩm quyền và thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng theo thủ tục tố tụng cạnh tranh và nên giao trách nhiệm cho Cục quản lý cạnh tranh tiến hành. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm xem xét, phát hiện, chuyển giao và phối hợp với Cục quản lí cạnh tranh trong việc điều tra, xử lý và giải quyết khiếu nại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Thực hiện kiến nghị này sẽ đảm bảo tính thống nhất của pháp luật trong việc điều tra, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)