Điều 44 Luật cạnh tranh có quy định “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh
doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Nếu so sánh với hành vi
gièm pha trong kinh doanh hoặc ép buộc trong kinh doanh thì hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác cũng là một dạng biểu hiện trong chiến lược cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác như hai hành vi nói trên. Chúng đều có thể do doanh nghiệp vi phạm thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự khác nhau giữa các hành vi chỉ là ở phương tiện, thủ đoạn được doanh nghiệp vi phạm sử dụng. Nếu hành vi gièm pha sử dụng thông tin không trung thực về doanh nghiệp bằng cách thức truyền miệng công khai, không công khai hoặc thông qua các phương tiện truyền thông…; hành vi ép buộc trong kinh doanh ép buộc khách hàng hoặc doanh nghiệp khác bằng các hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép, thì hành vi gây rối hoạt động kinh doanh sử dụng bất kỳ thủ đoạn nào khác ngoài những thủ đoạn nói trên để làm cản trở gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
Trong hoạt động ngân hàng, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác có thể là: cản trở giao dịch thanh toán hoặc trì hoãn giao dịch thanh toán với các tổ
28
Thanh Xuân, Loạn tin đồn thất thiệt về ngân hàng, cụ thể http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110608/loan- tin-don-that-thiet-ve-ngan-hang.aspx, [truy cập ngày 08/06/2011].
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác làm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng khác. Pháp luật về các tổ chức tín dụng cũng như Luật cạnh tranh hiện hành không quy định về hình thức cũng như những phương tiện, công cụ được sử dụng trong hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Căn cứ pháp lý duy nhất của hành vi này được quy định là: (i) Tình hình kinh doanh của các ngân hàng bị xâm phạm bị gián đoạn hoặc bị cản trở, (ii) Hậu quả bị gián đoạn hay bị cản trở xảy ra trên thực tế. Từ đó nhận thấy các cơ quan chức năng cần có các quy định chi tiết hơn và các biện pháp xác định hành vi này nhằm phát hiện và xử lí kịp thời, bảo vệ cho các doanh nghiệp hoạt động chân chính.