hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro cao, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng rất lớn. Do vậy, yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân có chức năng trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ am hiểu pháp luật mà còn cần có những hiểu biết nhất định về hoạt động ngân hàng thì mới có thể xử lý có hiệu quả. Các giải pháp chính là:
- Các cơ quan chức năng cần đảm bảo mọi quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh phải được quán triệt rõ, đặc biệt đến các thành viên tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng; cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý; thường xuyên theo dõi
47
diễn biến thị trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi cản trở cạnh tranh lành mạnh để thị trường dịch vụ ngân hàng vận hành thông suốt, hiệu quả.
- Hiệp hội Ngân hàng cần được cấu trúc lại là cơ quan phi chính phủ đứng ra làm diễn đàn trao đổi thông tin, phản biện, phát hiện, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật không phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế; phát hiện và bảo vệ việc cạnh tranh bình đẳng của mọi hội viên; phổ biến pháp luật và hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các thành viên…
- Thanh tra Ngân hàng thực hiện cơ chế giám sát từ xa và thanh tra các tổ chức tín dụng khi có vấn đề và trên cơ sở rủi ro; đóng vai trò là cơ quan soạn thảo, trình Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành danh mục quy định chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho từng loại tổ chức tín dụng, các hình thức xử phạt tương ứng với mỗi loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, phù hợp với từng thời kỳ và thông lệ quốc tế tương ứng.
- Nhanh chóng hoàn thiện bộ máy thực thi pháp luật cạnh tranh. Theo đó, đề xuất sáp nhập Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh thành cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập, không trực thuộc Bộ thương mại mà là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật hiệu quả và khách quan, thúc đẩy tập trung chuyên môn và khả năng chịu trách nhiệm của cơ quan này.
- Nhà nước cần cơ cấu lại mô hình tổ chức, chức năng của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia theo hướng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thanh tra – giám sát toàn bộ thị trường tài chính Việt Nam thay vì chỉ là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ48. Theo đó, Ủy ban này được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bộ tiêu chí chuẩn an toàn và phòng chống rủi ro trong thị trường tài chính; được cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ và bất thường theo danh mục đảm bảo an toàn từ các thị trường bộ phận trong thị trường tài chính, gồm: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và Kho bạc Nhà nước; Được bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành trên các thị trường bộ phận của thị trường tài chính quốc gia… Đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tình trạng an toàn và cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường tài chính Việt Nam. Để đảm bảo rằng các bên tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện độc lập, an toàn, công khai, minh bạch và khách quan; tôn trọng các quy luật thị trường và những tiêu chí hoạt động an toàn, cạnh tranh lành mạnh.
48
Ts. Nguyễn Đại Lai, Ngân hàng Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh – Nhận dạng và Đề xuất, có thể truy
cập tại website http://luattaichinh.wordpress.com/2013/02/26/ngn-hng-viet-nam-canh-tranh-khng-lnh-manh-