Theo quy định của Luật cạnh tranh 2004 tại Điều 117, 118 thì hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả. Về biện pháp và mức độ xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng chưa được quy định trong một văn bản pháp lý cụ thể nào, việc xử lý các hành vi này dựa trên các quy định chung của Luật cạnh tranh. Mới đây ngày 21 tháng 7 chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2014 thay thế cho Nghị định 120/2005/NĐ-CP trước đó.
Theo Điều 3 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh được quy định bao gồm:
32
- Hình thức xử phạt chính là phạt tiền: tùy theo từng hành vi và mức độ vi phạm có thể phạt tiền lên đến hai trăm triệu đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. So với quy định trước đó trong Nghị định 120/2005/NĐ-CP thì mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm đều được quy định cao hơn, bên cạnh đó còn có quy định phân biệt mức phạt giữa tổ chức vi phạm với cá nhân vi phạm.33
- Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm34.
- Ngoài các hình thức xử phạt trên, đối tượng vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính công khai35.
Về mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh Nghị định quy định mức tiền phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm là một trăm triệu đồng (100.000.000đ) đối với cá nhân và hai trăm triệu đồng (200.000.000đ) đối với tổ chức36. Trong đó Nghị định quy định các hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ mười (10.000.000đ) đến một trăm năm mươi triệu đồng (150.000.000đ). Chẳng hạn như hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị phạt từ năm mươi (50.000.000đ) đến một trăm triệu đồng (100.000.000đ); hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp hoặc vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước… sẽ bị phạt từ mười (10.000.000đ) đến ba mươi (30.000.000đ); hành vi ép buộc trong kinh doanh sẽ bị phạt từ một trăm (100.000.000đ) đến một trăm năm mươi triệu đồng (150.000.000đ) khi ép buộc khách hàng lớn nhất của đối thủ hay khi hành vi thực hiện trên phạm vi rộng từ hai tỉnh trở lên; hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ năm mươi (50.000.000đ) đến một trăm triệu đồng (100.000.000đ); hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị phạt tiền từ năm mươi (50.000.000đ) đến một trăm năm mươi triệu đồng (150.000.000đ); các hành vi quảng
33
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/09/2014 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Điều 5 khoản 1.
34
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/09/2014 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Điều 3 khoản 2.
35
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/09/2014 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Điều 3 khoản 3.
36
Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/09/2014 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Điều 5 khoản 1.
cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị phạt tiền từ sáu mươi (60.000.000đ) đến một trăm bốn mươi triệu đồng (140.000.000đ); hành vi vi phạm về bán hàng đa cấp bị phạt từ hai mươi (20.000.000đ) đến một trăm triệu đồng (100.000.000đ)37.
Sự ra đời của Nghị định 71/2014/NĐ-CP là một bước tiến mới so với các quy định đã có trước đó trong Nghị định 120/2005/NĐ-CP ở chỗ mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm được nâng lên cao hơn, có quy định phân biệt mức xử phạt giữa tổ chức với cá nhân vi phạm. Kinh tế và trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển, vậy mà mức độ đầu tư và khả năng tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên. Vì lẽ đó mà các hành vi vi phạm càng trở nên tinh vi khó đoán và hậu quả để lại càng lớn. Do đó việc nâng mức xử phạt lên đối với mỗi hành vi vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh như quy định Nghị định 71/2014/NĐ-CP trong bối cảnh kinh tế như hiện nay nhận thấy là phù hợp. Tuy nhiên, kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực mang tính chất đặc thù, việc xem xét và xử lý nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng chưa được cụ thể hóa trong Luật cạnh tranh và trong Nghị định 71/2014/NĐ-CP. Cho đến nay các vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng vẫn chưa được điều tra, thanh tra và xử lý nhiều. Trong khi đó vấn đề cạnh tranh đang tồn tại ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có xu hướng tăng thêm, ngày càng tinh vi, khó nhận dạng và quy kết. Nhận thấy lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực có vai trò quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ và đời sống kinh tế xã hội. Vậy nên để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan lập pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cần ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Qua đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được quy định rõ ràng, chi tiết hơn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý các vi phạm và quản lí hoạt động ngân hàng chặt chẽ, hiệu quả hơn.