Nguyên tắc xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 36 - 37)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến hoạt động ngân hàng có những đặc điểm giống với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung, nhưng cũng có những đặc trưng riêng biệt. Cụ thể là đối tượng xâm phạm mà nó hướng tới là sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Và một khi hành vi xâm phạm đã xảy ra thì nó sẽ vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật về nguyên tắc hoạt động của ngân hàng trong Luật các tổ chức tín dụng. Hai lĩnh vực pháp lí này có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và sử dụng các nguyên tắc hoạt động trong hoạt động của ngân hàng. Tuy không tìm thấy quy định cụ thể nào cho những hành vi này trong pháp luật ngân hàng Việt Nam hiện tại nhưng có thể ngầm hiểu đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như đã được dự liệu trong các điều từ 40 đến 48 của Luật cạnh tranh. Trên cơ sở các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh được ghi nhận đó chỉ ra các dấu hiệu riêng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng để thuận lợi cho việc nhận biết các hành vi này. Bên cạnh đó cũng xem xét các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại nói chung có tính đến đặc điểm đặc thù của ngành ngân hàng để dễ dàng tiếp cận, nhận diện và có các biện pháp phù hợp ngăn chặn, hạn chế các hành vi vi phạm.

2.1 Nguyên tắc xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ngân hàng

Hiện tại, pháp luật ngân hàng Việt Nam không có quy định cụ thể nào về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Trên nguyên tắc, nếu không có những quy định cụ thể trong pháp luật ngân hàng về những hành vi này thì có thể áp dụng trực tiếp các quy định của Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Theo đó nguyên tắc xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dựa trên các hành vi được liệt kê tại Điều 39 Luật cạnh tranh trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản thỏa mãn các tiêu chí trong các quy định từ Điều 41 đến Điều 48 Luật cạnh tranh.

Theo quy định tại điều 39 Luật cạnh tranh có 09 hành vi được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp

bất chính. Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng có thể xác định bao gồm các hành vi kể trên trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Trên thực tế, việc xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dựa trên các hành vi liệt kê tại Điều 39 Luật cạnh tranh thể hiện nhiều điểm bất cập. Bởi lẽ, bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng có các đặc trưng riêng biệt và hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng không ngoại lệ. Trong khi đó, Luật cạnh tranh là luật điều chỉnh chung nên khi áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể có tính chất đặc thù như lĩnh vực kinh doanh ngân hàng thì không thể bao quát được đầy đủ tất cả các hành vi vi phạm có thể xảy ra.

2.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 36 - 37)