Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 31 - 32)

Cùng với sự phát triển của các ngân hàng, nội hàm của khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng có những thay đổi đáng kể về tính chất và hình thức thể hiện. Bởi mang bản chất là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cũng không định hướng, thay đổi tùy theo hoàn cảnh xã hội và sự phát triển kĩ thuật, công nghệ. Vì lẽ đó, gần như chưa tìm được một định nghĩa hoàn thiện về những hành vi này, cũng như chưa có được sự thống nhất hoàn toàn giữa các quan niệm về khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

Một cách không chính thức, dưới khía cạnh kinh tế cũng có khá nhiều cách tiếp cận với khái niệm này. Cách tiếp cận thông thường nhất hiện nay trong một số các tài liệu, các nghiên cứu chuyên ngành là tiếp cận khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng từ các khái niệm luật định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và khái niệm hoạt động ngân hàng. Như quy định “Hành vi cạnh tranh không

lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”, “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: (i) Nhận tiền gửi; (ii) Cấp tín dụng; (iii) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010”. Như vậy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh

trong hoạt động ngân hàng có thể hiểu là hành vi của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động ngân hàng trái với những chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng khác hoặc của khách hàng, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.

1.4.2 Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Thứ nhất, đây là hành vi phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, trái với đạo đức thông thường trong kinh doanh22. Pháp luật hiện hành chưa có quy định về đạo đức trong kinh doanh mà chỉ có quy định về đạo đức xã hội trong Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó, đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Trên cơ sở quy định của

22

Bộ luật Dân sự 2005 về đạo đức xã hội, có thể hiểu đạo đức kinh doanh thông thường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như sau: (i) Là những chuẩn mực ứng xử chung giữa các tổ chức tín dụng do pháp luật hoặc Hiệp hội Ngân hàng quy định trên cơ sở sự đồng thuận của các thành viên của Hiệp hội trong hoạt động kinh doanh. Những chuẩn mực ứng xử chung giữa các tổ chức tín dụng trong kinh doanh ngân hàng có thể là sự ổn định của thị trường tiền tệ, các biện pháp tương trợ giữa các thành viên khi thị trường gặp khó khăn, bảo đảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi cho khách hàng, các cam kết về chất lượng dịch vụ... (ii) Được cộng đồng các tổ chức tín dụng thừa nhận và tôn trọng.

Thứ hai, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng khác hoặc với khách hàng:

Thiệt hại ở đây được hiểu là những thiệt hại về vật chất, tức là ảnh hưởng tới doanh thu, khả năng sinh lợi trong hoạt động của đối thủ cạnh tranh và những tổn hại về uy tín của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Về dấu hiệu có thể gây thiệt hại cần xem xét kỹ lưỡng, vì hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm với những thông tin không tốt vì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường của ngân hàng, nó có thể giết chết một ngân hàng cũng như gây tác động xấu đối với xã hội, đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Do vậy, khi có dấu hiệu có thể gây thiệt hại, đối thủ cạnh tranh cần tìm đến một giải pháp hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh thiệt hại cho cả hai bên cũng như đối với nền kinh tế và xã hội;

Người phải chứng minh mức độ thiệt hại là đối thủ cạnh tranh của ngân hàng; cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực thi công vụ nếu phát hiện ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì phải báo cáo kịp thời đến Ngân hàng Nhà nước, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương để có biện pháp phối hợp xử lý;

Thông thường, hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường chỉ tác động lên một số chủ thể nhất định, có mức độ ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường hẹp, mà không ảnh hưởng đến một khu vực thị trường rộng như hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ngân hàng, là một lĩnh vực kinh doanh mang tính nhạy cảm và rủi ro cao. Vì vậy, việc xác định mức độ ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng cần được hiểu là trên phạm vi rộng, trên toàn bộ thị trường ngân hàng.

Một phần của tài liệu pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng (Trang 31 - 32)