2.1.3.1 Môi trường bên ngoài
a)Khung cảnh kinh tế: những biến động về kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản trị nhân sự. Khi nền kinh tế bất ổn và có chiều hướng đi xuống, doanh nghiệp cần phải duy trì lực lượng lao động có kỹ năng tay nghề, bên cạnh đó giảm chi phí lao động, giảm giờ làm, giảm các phúc lợi, cho nhân viên nghỉ việc… Mặt khác khi nền kinh tế có chiều hướng ổn định, doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải đào tạo huấn luyện nhân viên, tăng lương và các phúc lợi.
b) Dân số, lực lượng lao động: tình hình phát triển dân số tại Việt Nam ngày một tăng với lực lượng lao động dồi dào đòi hỏi phải tạo thêm nhiều việc làm mới.
c)Luật pháp: Luật lao động ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động, đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lương bổng, đãi ngộ, tuyển dụng…
14
d) Văn hóa – xã hội: tùy thuộc đặc thù văn hóa – xã hội của mỗi nước, mỗi vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản trị nhân sự. Văn hóa bị chi phối nhiều bởi sự phát triển của xã hội. Xã hội càng văn minh, xu hướng dân chủ càng phát triển thì quyền của người lao động càng nhiều hơn, họ có quyền đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho mình.
e)Khoa học kỹ thuật – công nghệ: sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đặt ra nhiều thách thức về quản lý nhân sự, đòi hỏi tăng cường việc đào tạo, sắp xếp lực lượng lao động và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Nếu không đội ngũ nhân sự sẽ bị lạc hậu.
f)Các cơ quan chính quyền địa phương và đoàn thể: ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội như: quan hệ về lao động, giải quyết các vấn đề khiếu nại, tranh chấp lao động, kỷ luật, đình công, sa thải…
g) Khách hàng: nhà quản trị phải đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, bên cạnh đó phải quản lý nhân viên phục vụ sao cho vừa lòng khách hàng.
h)Đối thủ cạnh tranh: vì nhân sự là tài nguyên quý giá nên doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì và có chính sách phát triển hợp lý, nếu không nhân tài của mình sẽ thuộc về đối thủ cạnh tranh.
2.1.3.2 Môi trường bên trong
a) Mục tiêu của doanh nghiệp: là yếu tố bên trong ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải hướng nhân viên vào mục tiêu chung của tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp đi đúng mục tiêu đã đặt ra.
b) Chiến lược phát triển kinh doanh: định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.
c) Bầu không khí – văn hóa của doanh nghiệp: là hệ thống các giá trị, niềm tin, các chuẩn mực được chia sẽ, thống nhất các thành viên trong tổ chức, tạo ra bầu không khí tích cực, chuẩn mực về hành vi ứng xử.
d) Cổ đông và Công đoàn: các thành phần cổ đông tuy không trực tiếp điều hành công ty nhưng lại có khả năng tạo sức ép, gây ảnh hưởng đến việc bầu Hội đồng quản trị, các quyết định quản lý. Công đoàn cũng là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định quản lý, kể các quyết định về nhân sự, như: quản lý, giám sát và chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
15