Phương pháp phân tích so sánh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty cp dầu khí mekong (Trang 30)

2.2.3.1 Phương pháp so sánh số tương đối

Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau.

- Số tương đối động thái: (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau. Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số là mức độ cần nghiên cứu, và mức độ ở mẫu số là mức độ kỳ gốc.

16

- Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp.

2.2.3.2 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là loại chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Số tuyệt đối thời kỳ: phản ánh mặt lượng của hiện tượng trong từng thời kỳ nhất định (quý, năm, tháng).

- Số tuyệt đối thời điểm: phản ánh mặt lượng của hiện tượng tại một thời điểm nhất định (ngày). Trị số của chỉ tiêu lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào thời gian dài hay ngắn.

2.2.4 Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc (KPI)

Khái niệm: KPI – Key Performance Indicators trong tiếng Anh được hiểu là các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu, hay còn gọi bằng tên phổ biến là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động. Được xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả, sự tăng trưởng của các hoạt động trong doanh nghiệp so với các mục tiêu đã đề ra. Nó giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình hoạt động, tăng trưởng so với mục tiêu của doanh nghiệp.

Một số chỉ tiêu KPI được áp dụng trong quản trị nhân sự:

a) KPI về tuyển dụng

Chỉ tiêu này đo lường các chỉ số như: + Tổng số hồ sơ trong đợt tuyển dụng

+ Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu so với tổng số ứng viên nộp hồ sơ + Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên mới tuyển. Công thức tính: (Tổng số nhân viên tuyển mới nghỉ việc/ Tổng số nhân viên mới tuyển (trong 1 năm)) x 100.

b) KPI về đào tạo

Chỉ tiêu này đo lường các chỉ số như:

+ Chi phí huấn luyện trung bình cho 1 nhân viên

+ Tỷ lệ nhân viên được đào tạo (áp dụng cho cùng 1 chức danh và lĩnh vực đào tạo nào đó). Công thức tính: (Tổng nhân viên được đào tạo/ Tổng số nhân viên cần đào tạo (trong 1 năm)) x 100

c) KPI về chế độ lương

17

+ Thu nhập bình quân theo chức danh. Công thức tính: Tổng thu nhập/ Tổng nhân viên có chức danh đó.

+ Tỉ lệ chi phí lương. Công thức tính: (Tổng chi phí lương/ Doanh số) x 100.

d) KPI về tỷ lệ nghỉ việc

Chỉ tiêu này đo lường tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên hàng tháng hoặc năm. Công thức tính: Số lượng nhân viên nghỉ việc/ Số lượng nhân viên trung bình năm.

e) KPI về an toàn lao động

Chỉ tiêu này đo lường các chỉ số như: + Tỷ lệ báo cáo an toàn lao động

+ Tỷ lệ chi phí mất mát do an toàn lao động.

f) KPI về quan hệ lao động

Đo lường các tổn thất gây ra do việc bãi công, đình công, nghỉ việc, kỷ luật…

g) KPI đánh giá tổng hợp kết quả quản trị nhân sự

Chỉ tiêu này đo lường các chỉ số như:

+ KPI năng suất. Công thức tính: Tổng doanh thu/ Tổng số nhân sự + KPI hiệu quả. Công thức tính: Lợi nhuận/ Tổng số nhân sự.

18

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP DẦU KHÍ MEKONG 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Dầu khí Mekong. Tên viết tắt: PV OIL MEKONG

Tên giao dịch quốc tế: Mekong Petroleum joint stock.

Trụ sở chính: 08 Phan Đình Phùng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Điện thoại: (84-710) 3810817. Fax: (84) 0710. 3810810.

Website: www.petromekong.com.vn

Logo Công ty:

Vốn điều lệ: 350.446.780.000 đồng.

Năm 1998, với tầm nhìn chiến lược, nhằm phát huy sức mạnh giữa ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước là dầu khí với nông nghiệp, giữa trung ương và địa phương. Tổng công ty dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã cử đoàn cán bộ đến khảo sát địa điểm tại ĐBSCL để xây dựng kho bãi, phát triển mở rộng thị trường sản phẩm ở khâu hạ nguồn. Với vị trí là trung tâm của vùng ĐBSCL, Cần Thơ đã được chọn là địa điểm để đặt trụ sở và Tổng kho xăng dầu. Công ty Liên doanh Dầu khí Mekong (Petromekong) đã được hình thành trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn dầu khí và 7 tỉnh ĐBSCL gồm TP Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh và tỉnh An Giang theo giấy phép số 007083/GP/GPTL-02 ngày 15-05-1998 do UBND tỉnh Cần Thơ cấp với các chức năng chính là xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ, sản xuất chế biến các sản phẩm xăng dầu, kinh doanh tạm nhập tái xuất, bán buôn bán lẻ các loại xăng dầu, gas, nhớt,… nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu Cần Thơ.

19

Nhằm đào tạo cán bộ và chuẩn bị thị trường kinh doanh sau khi Tổng kho xăng dầu Cần Thơ đi vào hoạt động. Năm 1999 Công ty đã đạt được một bước phát triển mới khi chính thức trở thành một trong những đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, được nhập khẩu trực tiếp và phân phối sản phẩm xăng dầu, giúp nâng cao vị thế không chỉ của công ty mà còn là vị thế của tỉnh Cần Thơ khi có một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tại địa bàn với các chỉ tiêu nộp ngân sách luôn đứng đầu trong tỉnh.

Năm 2002 là năm đầu tiên Tổng kho xăng dầu đi vào hoạt động càng khẳng định vị thế của Công ty Petromekong khi doanh thu tăng hơn 182% so với các năm trước. Đây cũng là năm đầu tiên bắt đầu tính chi phí khấu hao Tổng kho, do đó Công ty đã triển khai rất mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ và khách hàng.

Từ năm 2003 – 2006 là giai đoạn hết sức khó khăn do thị trường thế giới biến động tăng giá rất mạnh nhưng tốc độ phát triển cao của Công ty vẫn tăng đáng kể và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hằng năm. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của Công ty về tất cả các chỉ tiêu với mức tăng trưởng 2 – 3 lần so với giai đoạn trước.

Năm 2007 là năm có nhiều biến đổi lớn đối với công ty. Công ty đã lần lượt chuyển đổi loại hình hoạt động sang Công ty trách nhiệm hữu hạn và mới đây nhất là chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, phù hợp với xu thế phát triển chung của các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí cũng đã chuyển phần vốn góp của Tập đoàn về cho công ty PDC, là công ty kinh doanh xăng dầu chủ lực của Tập đoàn nên Công ty Petromekong sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ toàn diện từ Công ty PDC vốn đã có rất nhiều thế mạnh từ trước đến nay.

Sau 9 năm thành lập, Công ty đã có những bước phát triển rất đáng kể, công ty đã khẳng định được vị thế của mình là công ty kinh doanh xăng dầu uy tín cao của tập đoàn tại ĐBSCL. Công ty đã mở rộng được mạng lưới phân phối khắp các tỉnh ĐBSCL, TP HCM, các tỉnh miền Đông Nam bộ và là công ty sản xuất kinh doanh đầu tiên của tập đoàn mở văn phòng đại diện nước ngoài tại Cambodia và sắp tới là Singapore, góp phần rất đáng kể vào việc mở rộng sản phẩm mang thương hiệu PetroVietnam vươn tới mọi vùng miền của đất nước và các quốc gia lân cận.

Hiện nay, công ty đã xây dựng được một hệ thống các tổng đại lý, đại lý và cửa hàng xăng dầu phủ khắp thị trường ĐBSCL, cụ thể:

20 + Đại lý trực tiếp: 188 đơn vị.

+ Khách hàng công nghiệp: 38 đơn vị. + Cửa hàng xăng dầu trực thuộc: 28 đơn vị.

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

3.1.2.1 Chức năng

- Kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực dầu khí đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

- Hợp tác đầu tư, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, kho, hệ thống cửa hàng đại diện để thõa mãn nhu cầu sử dụng các sản phẩm dầu khí trong vùng.

- Là đầu mối nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm dầu mỏ từ các nước: Thái Lan, Indonesia,…

- Chế biến, sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dầu mỏ. - Tạm nhập tái xuất sang các thị trường Lào, Campuchia.

3.1.2.2Nhiệm vụ

- Tổ chức hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn, tài sản hiện có nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở tuân thủ theo pháp luật.

- Nâng cao đời sống, an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên.

- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo thương hiệu và uy tín trên thị trường.

3.1.2.3 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

- Buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

- Đầu tư xây dựng tổng kho xăng dầu. Đầu tư xây dựng các kho và cửa hàng kinh doanh các sản phẩm dầu khí.

- Nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí. Xuất nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, hóa chất, thiết bị phục vụ công tác kinh doanh.

- Chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, các hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

- Kinh doanh phân bón hóa chất.

21 - Đầu tư tài chính

- Tư vấn quản lý dự án, quản lý đấu thầu.

- Lập dự án đầu tư, lập dự toán, tổng dự toán công trình xây dựng. - Thẩm tra dự án thiết kế.

- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, thiết kế kết cấu công trình công nghiệp.

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp.

- Tư vấn giám sát công trình dân dụng, kho xăng dầu. - Cho thuê mặt bằng

- Dịch vụ cung ứng cho tàu biển

- Khảo sát, lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kho trung chuyển, cửa hàng xăng dầu, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hóa lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ.

- Bảo dưỡng, sửa chữa tàu thuyền và các phương tiện nổi.

- Bảo trì các công trình kho và cửa hàng xăng dầu, tàu thuyền và phương tiện nổi.

Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty:

- Xăng dầu các loại: xăng A95, xăng A92, xăng A83, dầu động cơ Diesel, dầu đốt lò (KO, FO).

- Nhớt các loại.

- Khí đốt hóa lỏng: Gas (LPG).

- Phân bón, các sản phẩm của nhà máy Đạm Phú Mỹ.

3.1.3 Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức trong công ty ty

22 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT P. TỔ CHỨC NHÂN SỰ P. KINH DOANH XÍ NGHIỆP XUẤT NHẬP TỔNG KHO P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. QUẢN LÝ HÀNG HÓA P. BÁN LẺ CHI NHÁNH BẾN TRE CHI NHÁNH TRÀ VINH CHI NHÁNH HẬU GIANG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH BẠC LIÊU CHI NHÁNH BẠC LIÊU

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự - Cty CP dầu khí Mekong)

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty

3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty

Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp về tòan bộ hợp đồng của công ty trong việc chấp hành điều lệ của công ty và các quy định hợp pháp có liên quan.

Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông đề ra, là cơ quan quản trị của công ty có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và hội đồng quản trị bầu cử, có nhiệm vụ quản lý gián tiếp công ty.

Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc:

KHO TRUNG CHUYỂN

23

Giám đốc: do Petro Việt Nam và hội đồng quản trị bổ nhiệm theo các quy định của hội đồng, có nhiệm vụ quản lý, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về những hoạt động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phó giám đốc: có nhiệm vụ trợ giúp tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành nhửng công việc khác do tổng giám đốc ủy quyền quyết định.

Phòng tài chính – kế toán: là bộ phận quan trọng của công ty, có trách nhiệm giúp tổng giám đốc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn, triển khai công tác kế toán cho toàn công ty và lập kế hoạch tài chính hằng tháng, hằng quý, hằng năm cho công ty. Cuối năm lập báo cáo tài chính trình cho tổng giám đốc và các cơ quan chức năng có liên quan.

Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ quản lý điều hành các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, hành chính, văn thư lưu trữ, lao động, tiền lương, công đoàn cơ sở…

Phòng quản lý hàng hóa: là phòng chuyên phụ trách phân tích các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của xăng dầu theo tiêu chuẩn, quản lý các vấn đề liên quan đến chất lượng, số lượng xăng dầu, lượng hao hụt tồn trữ....

Phòng kinh doanh: là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, quản lý khách hàng đại lý và tổng đại lý. Thực hiện chức năng tạo nguồn và quản lý các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.

Phòng bán lẻ: có chức năng tổ chức quản lý việc kinh doanh bán lẻ các mặt hàng sản phẩm của công ty. Quản lý các khách hàng công nghiệp và các chi nhánh xăng dầu.

Xí nghiệp xuất nhập Tổng kho: có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý toàn bộ hàng hóa cùng các hoạt động nhập – xuất, pha chế, tồn chứa, bảo quản xăng dầu, cung cấp lượng xăng dầu đến kho trung chuyển từ đó thực hiện việc cung cấp các sản phẩm xăng dầu đến các chi nhánh, và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác (bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy…) đối với toàn bộ hệ thống của Tổng kho nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.

Chi nhánh: là hệ thống phân phối hàng hóa trực tiếp của công ty đến các tỉnh, các khu vực tiêu thụ dầu mỏ ở ĐBSCL.

* Tóm lại cơ cấu tổ chức của công ty được quản lý một cách hệ thống từ trên xuống dưới theo dạng trực tuyến. Ưu điểm của dạng cơ cấu này là ban lãnh đạo có thể quản lý hệ thống tổ chức một cách chặt chẽ, người thừa hành chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp, tránh việc chồng chéo thông tin,

24

tiết kiệm thời gian truyền đạt thông tin. Tuy nhiên kiểu cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng toàn diện để có thể quản lý cấp dưới

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại công ty cp dầu khí mekong (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)