- Xăng dầu các loại: xăng A95, xăng A92, xăng A83, dầu động cơ Diesel, dầu đốt lò (KO, FO).
- Nhớt các loại.
- Khí đốt hóa lỏng: Gas (LPG).
- Phân bón, các sản phẩm của nhà máy Đạm Phú Mỹ.
3.1.3 Cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức trong công ty ty
22 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT P. TỔ CHỨC NHÂN SỰ P. KINH DOANH XÍ NGHIỆP XUẤT NHẬP TỔNG KHO P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P. QUẢN LÝ HÀNG HÓA P. BÁN LẺ CHI NHÁNH BẾN TRE CHI NHÁNH TRÀ VINH CHI NHÁNH HẬU GIANG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH BẠC LIÊU CHI NHÁNH BẠC LIÊU
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự - Cty CP dầu khí Mekong)
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp về tòan bộ hợp đồng của công ty trong việc chấp hành điều lệ của công ty và các quy định hợp pháp có liên quan.
Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông đề ra, là cơ quan quản trị của công ty có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và hội đồng quản trị bầu cử, có nhiệm vụ quản lý gián tiếp công ty.
Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc:
KHO TRUNG CHUYỂN
23
Giám đốc: do Petro Việt Nam và hội đồng quản trị bổ nhiệm theo các quy định của hội đồng, có nhiệm vụ quản lý, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về những hoạt động trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc: có nhiệm vụ trợ giúp tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành nhửng công việc khác do tổng giám đốc ủy quyền quyết định.
Phòng tài chính – kế toán: là bộ phận quan trọng của công ty, có trách nhiệm giúp tổng giám đốc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn, triển khai công tác kế toán cho toàn công ty và lập kế hoạch tài chính hằng tháng, hằng quý, hằng năm cho công ty. Cuối năm lập báo cáo tài chính trình cho tổng giám đốc và các cơ quan chức năng có liên quan.
Phòng tổ chức nhân sự: có nhiệm vụ quản lý điều hành các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, hành chính, văn thư lưu trữ, lao động, tiền lương, công đoàn cơ sở…
Phòng quản lý hàng hóa: là phòng chuyên phụ trách phân tích các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật của xăng dầu theo tiêu chuẩn, quản lý các vấn đề liên quan đến chất lượng, số lượng xăng dầu, lượng hao hụt tồn trữ....
Phòng kinh doanh: là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, quản lý khách hàng đại lý và tổng đại lý. Thực hiện chức năng tạo nguồn và quản lý các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh.
Phòng bán lẻ: có chức năng tổ chức quản lý việc kinh doanh bán lẻ các mặt hàng sản phẩm của công ty. Quản lý các khách hàng công nghiệp và các chi nhánh xăng dầu.
Xí nghiệp xuất nhập Tổng kho: có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý toàn bộ hàng hóa cùng các hoạt động nhập – xuất, pha chế, tồn chứa, bảo quản xăng dầu, cung cấp lượng xăng dầu đến kho trung chuyển từ đó thực hiện việc cung cấp các sản phẩm xăng dầu đến các chi nhánh, và thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác (bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy…) đối với toàn bộ hệ thống của Tổng kho nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.
Chi nhánh: là hệ thống phân phối hàng hóa trực tiếp của công ty đến các tỉnh, các khu vực tiêu thụ dầu mỏ ở ĐBSCL.
* Tóm lại cơ cấu tổ chức của công ty được quản lý một cách hệ thống từ trên xuống dưới theo dạng trực tuyến. Ưu điểm của dạng cơ cấu này là ban lãnh đạo có thể quản lý hệ thống tổ chức một cách chặt chẽ, người thừa hành chỉ làm theo mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp, tránh việc chồng chéo thông tin,
24
tiết kiệm thời gian truyền đạt thông tin. Tuy nhiên kiểu cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng toàn diện để có thể quản lý cấp dưới một cách hiệu quả.
- 25 -