4.3.1.1 Dân số, lực lượng lao động
Tính đến năm 2011, dân số thành phố Cần Thơ đạt gần 1.200.300 người, mật độ dân số đạt 852 người/km2. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600.100 người, trong đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2‰.
TP Cần Thơ có nhiều hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề. Hằng năm đào tạo trên 26.000 cán bộ khoa học kỹ thuật và lao động chuyên nghiệp phục vụ cho TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Cần Thơ là trung tâm của khu vực ĐBSCL, nơi quy tụ nhiều lao động đến sinh sống, học tập và làm việc. Đây là một điểm thuận lợi giúp gia tăng sự dồi dào trong cơ cấu lao động của tỉnh. Tuy nhiên đây cũng là một sự khó khăn trong quá trình tuyển dụng của công ty, nhà quản trị buộc phải sàng lọc kỹ lưỡng để đem về cho công ty của mình những ứng viên có trình độ và khả năng phù hợp với công việc.
4.3.1.2 Luật pháp, chính quyền địa phương
Năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã công bố quyết định thành lập Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố. Tổ hỗ trợ doanh nghiệp được thành lập nhằm cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, đạt hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là một tín hiệu vui cho người lao động ở địa phương.
57
Bên cạnh đó, Bộ Luật lao động của nhà nước vừa ban hành ngày 1/5/2013 quy định thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ tăng lên 06 tháng. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội. Đây là một khó khăn đặt ra cho công ty khi phải tìm cách sao cho vừa tìm được người thay thế vị trí khi lao động nghỉ thai sản sao cho phù hợp mà vẫn phải đảm bảo tiết kiệm chi phí thuê mướn thêm nhân công.
4.3.1.3 Khoa học – Kỹ thuật
Sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật là một trong những nhân tố to lớn ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh. Điều này buộc doanh nghiệp phải tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên của mình được đào tạo để nắm bắt những kiến thức cần thiết để sử dụng máy móc, thiết bị khoa học kỹ thuật.
4.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh
Theo thống kê của Bộ công thương, tổng số đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam là 12 doanh nghiệp và Tổng Công ty dầu Việt Nam - PV Oil (công ty mẹ của PV Oil Mekong ) là công ty chuyên khai thác, sản xuất và bán nội địa. Có thể nói, sự ra đời và tham gia kinh doanh của 12 đơn vị này đã buộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( PV Oil ) nói chung và Công ty cổ phần dầu khí Mekong nói riêng đòi hỏi phải liên tục điều chỉnh, cải tiến và tổ chức hệ thống để có thể tồn tại và phát triển.
Riêng tại thị trường kinh doanh tại ĐBSCL đã có sự có mặt của tất cả các đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tạo nên sự cạnh tranh rất khốc liệt về giá bán, điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Xét về phương diện khác đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp buộc phải biết thu hút, duy trì lực lượng lao động, có chính sách nhân sự đúng đắn để giữ chân nhân tài.