Cơ sở: vệ sinh cá nhân

Một phần của tài liệu SO SÁNH HACCP RVA VÀ HACCP CPDEX- N2- T6, T1-3 (Trang 81 - 83)

5.1 Tình trạng sức khoẻ

5.1.1 Ngăn ngừa tiếp cận

5.1.1.1 Một hệ thống phải được thực hiện để ngăn ngừa tiếp cận các khu vực xử lý đối với người được biết hoặc nghi ngờ mắc phải hoặc đang mang mầm bệnh hoặc bị ốm có thể lây lan qua thực phẩm.

5.1.1.2 Bất kỳ ai bị mắc bệnh như vậy phải ngay lập tức được báo cáo bệnh hoặc triệu chứng của căn bệnh cho cấp quản lý. Việc kiểm tra sức khoẻ của một nhân viên xử lý thực phẩm phải được thực hiện nếu có chỉ định về mặt lâm sàng hoặc dịch tễ học.

5.2 Bệnh tật và tổn thương

5.2.1 Các điều kiện báo cáo

5.2.1.1 Các điều kiện phải báo cáo cho cấp quản lý để đánh giá nhu cầu kiểm tra sức khoẻ và/hoặc có thể loại trừ khỏi việc xử lý thực phẩm, bao gồm:

- Bệnh vàng da - Tiêu chảy - Nôn mửa - Sốt - Viêm họng kèm theo sốt - Thương tổn nhiễm trùng da rõ rệt (mụt nhọt, vết cắt,...)

- Chảy nước ở tai, mắt hoặc mũi

5.3 Vệ sinh cá nhân

5.3.1 Bảo hộ lao động

5.3.1.1 Những người xử lý thực phẩm phải được duy trì ở mức độ vệ sinh cá nhân cao và, khi thích hợp, phải trang phục bảo hộ lao động thích hợp, đội mũ và đi giày.

5.3.2.1 Khi nhân viên có một tổn thương nhỏ cho phép tiếp tục công việc, các vết cắt và vết thương phải được băng kín với bằng băng không thấm nước thích hợp.

5.3.3 Rửa tay

5.3.3.1 Nhân viên phải luôn rửa tay khi điều kiện vệ sinh cá nhân có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, ví dụ:

- Khi bắt đầu hoạt động xử lý thực phẩm;

- Ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh;

- Sau khi xử lý thực phẩm thô hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nhiễm bẩn nào có thể dẫn đến nhiễm bẩn đối với các thực phẩm khác; họ phai tránh xử lý các thực phẩm ăn ngay, khi có thể.

5.4 Hành vi cá nhân

5.4.1 Hút thuốc lá, ăn, hắt hơi

5.4.1.1 Những người tham gia vào hoạt động xử lý Thực phẩm phải tránh các hành vi có thể

Dẫn đến nhiễm bẩn thực phẩm, ví dụ:

- Hút thuốc lá;

- Khạc nhổ;

- Nhai hoặc ăn;

- Hắt hơi hoặc ho khi ngay trên thực phẩm chưa được bảo vệ.

5.4.2 Đồ trang sức

5.4.2.1 Không được đeo đồ trang sức, đồng hồ, kẹp tóc hay các vật khác hoặc mang vào khu vực xử lý thực phẩm nếu chúng tồn tại một đe doạ đối với an toàn và sự phù hợp của thực phẩm.

5.5 Khách tham quan

5.5.1 Vệ sinh và hành vi

5.5.1.1 Khi thích hợp, các khách tham quan các khu vực sản xuất, chế biến hoặc xử lý phải trang phục bảo hộ lao động và thực hiện các yêu cầu vệ sinh cá nhân khác được mô tả trong phần này.

6 Vận chuyển

6.1 Khái quát

6.1.1 Thực phẩm phải được bảo vệ đầy đủ trong suốt quá trình vận chuyển để đảm bảo an toàn thực phẩm.

6.2 Các yêu cầu

6.2.1 Khi thích hợp, các phương tiện vận chuyển và các thùng chứa phải được thiết kế v xây dựng để chúng:

- Không gây nhiễm bẩn thực phẩm hoặc vật liệu bao gói;

- Có thể làm sạch hiệu quả và khi có thể, được khử trùng;

- Cho phép tách biệt hiệu quả giữa các loại thực phẩm khác nhau hoặc các loại thực phẩm với các hàng hoá phi thực phẩm khi cần thiết trong suốt quá trình vận chuyển;

- Bảo vệ hữu hiệu thực phẩm khỏi nhiễm bẩn, kể cả bụi và khói;

- Có thể duy trì hiệu quả nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và các điều kiện cần thiết khác để bảo vệ thực phẩm khỏi các vi sinh vật độc hại hoặc không mong muốn phát triển và sự hư hỏng làm cho thực phẩm không phù hợp cho tiêu dùng;

- Cho phép kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác.

6.3 Sử dụng và bảo trì

6.3.1 Các phương tiện vận chuyển và thùng chứa dùng cho việc vận chuyển thực phẩm phải được giữ ở tình trạng vệ sinh, sửa chữa và điều kiện thích hợp.

6.3.2 Khi cùng một phương tiện vận chuyển hoặc thùng chứa được sử dụng cho việc vận chuyển các thực phẩm khác nhau hoặc với hàng hoá phi thực phẩm, việc vệ sinh hiệu quả và, khi cần thiết, việc khử trùng phải được thực hiện giữa các lần vận chuyển.

6.3.3 Khi thích hợp, đặc biệt khi vận chuyển xá, các thùng chứa và phương tiện vận chuyển phải được thiết kế và đánh dấu cho thực phẩm chỉ được sử dụng và chỉ được sử dụng cho mục đích đó.

Một phần của tài liệu SO SÁNH HACCP RVA VÀ HACCP CPDEX- N2- T6, T1-3 (Trang 81 - 83)