Khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Từ cách hiểu về KKTL như trên, chúng ta có thể hiểu KKTL trong

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 35 - 37)

hoạt động RLNVSP (một cách chung nhất) là những yếu tố tâm lý gây ra những trở ngại, cản trở hoạt động RLNVSP đạt hiệu quả. Những trở ngại, cản trở tâm lý đú chớnh là những “hàng rào tâm lý”.

Theo “Sổ tay Tâm lý học” thì “hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động”. [17, tr. 41]

Trong “Từ điển Tâm lý học”, tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Hàng rào tâm lý là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở trong việc thực hiện hành động. Cơ chế tình cảm của hàng rào tâm lý là sự gia tăng những mặc cảm và tâm lý tiêu cực: hổ thẹn, cảm giác tội lỗi, sợ hãi, lo lắng, tự đánh giá thấp mỡnh…”. [12, tr. 89]

Tác giả V.Ph.Galưgin cho rằng: hàng rào tâm lý- đó là chướng ngại có tính chất tâm lý cản trở quá trình thích ứng của cá nhân đối với các yếu tố mới của ngoại cảnh do các đặc điểm của hoàn cảnh hoặc đặc điểm cá nhân. [6] Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình khi “Nghiờn cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của SV với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” đã quan niệm: “Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp”. [7]

Tập hợp các nghiên cứu về vấn đề KKTL chóng ta có thể khái quát thành ba nhóm ý kiến sau:

- Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng KKTL là tổ hợp các thuộc tính, các trạng thái, các đặc điểm nhân cách không phù hợp với đối tượng hoạt động, làm cho quá trình hoạt động gặp khó khăn, làm cho chủ thể không phát huy được khả năng của mình dẫn đến kết quả hoạt động bị hạn chế.

- Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng KKTL là trạng thái tâm lý cá nhân thể hiện tính thụ động của chủ thể khi gặp những tình huống, những điều kiện làm thay đổi, làm cản trở quá trình hành động và làm sai lệch kết quả hoạt động.

- Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng KKTL là sự thiếu thích ứng, thiếu linh hoạt của chủ thể trong quá trình hoạt động và trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, khiến cho chủ thể không kịp thời huy động được những đặc điểm cá nhân cho phù hợp với yêu cầu, nội dung, đối tượng và hoàn cảnh hoạt động.

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học về vấn đề KKTL, chúng tôi cho rằng khi nói đến KKTL trong hoạt động RLNVSP cần chú ý:

- KKTL là một hiện tượng tâm lý cá nhân phổ biến, bất kỳ cá nhân nào khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào cũng gặp những KKTL nhất định.

- Tính đa dạng của KKTL phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa kiểu nhân cách với đặc điểm của hoạt động, điều kiện hoạt động.

- KKTL mang tính chủ thể rõ nét. Trước một hoạt động cụ thể cá nhân gặp Ýt hay nhiều KKTL phụ thuộc vào tâm thế, vốn kinh nghiệm sống, nhận thức, xúc cảm tình cảm…của mỗi người.

- KKTL trong hoạt động RLNVSP là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả RLNVSP.

- KKTL cũng như bất kỳ hiện tượng tâm lý nào đều có nguồn gốc từ thế giới khách quan, con người có thể nhận thức, kiểm soát và điều khiển được nó nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó tới hoạt động của con người.

Như vậy, KKTL trong hoạt động rèn luyện NVSP là những đặc điểm tâm lý cá nhân thể hiện sự không phù hợp giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi của cá nhân với nội dung, đối tượng và hoàn cảnh hoạt động, làm cản trở quá trình hoạt động rèn luyện NVSP đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 35 - 37)