Để rèn luyện kỹ năng này SV phải nghiên cứu nắm vững lý luận công tác chủ nhiệm lớp, cỏc mẫu kế hoạch chủ nhiệm và thực hiện kế hoạch. Để xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch chủ nhiệm líp cho phù hợp với đặc điểm của líp, của trường và mục đích giáo dục SV phải rèn luyện các kỹ năng sau: - Kỹ năng hiểu học sinh: kỹ năng này được thể hiện bằng khả năng người thày giáo nhận biết được đặc điểm tâm lý học sinh (nhu cầu, sở thích, sở trường, trình độ nhận thức, tình cảm…), thành phần, hoàn cảnh gia đỡnh… của học sinh thông qua tiếp xúc, quan sát, trao đổi với các em.
- Kỹ năng thiết lập quan hệ gần gũi, hoà nhập với tập thể học sinh để hiểu biết về học sinh. Kỹ năng này đòi hỏi sinh viên phải có năng lực giao tiếp.
- Kỹ năng xác định cơ sở để xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm líp. Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm phải căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục của trường, líp, đặc điểm của học sinh trong lớp…
- Kỹ năng xác định công việc trong từng thời gian cụ thể. Trong kế hoạch chủ nhiệm líp phải xác định nội dung công tác cụ thể, phù hợp cho từng tuần, tháng, học kỳ…và định rõ hướng phát triển của tập thể líp.
- Kỹ năng xây dựng các biện pháp thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp. Cỏc biện pháp thực hiện phải phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung và đặc điểm học sinh líp chủ nhiệm.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể như hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, lao động…Cỏc hoạt động này phải thu hót được học sinh tham gia tích cực, sôi nổi.
- Kỹ năng vận động, tập hợp nhiều lực lượng tham gia giáo dục học sinh. Kỹ năng này đòi hỏi người giáo viên phải biết vận động gia đình và các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh. Sù kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra sù thống nhất trong công tác giáo dục để phát triển nhõn cỏch học sinh một cách tốt nhất.