Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 76 - 81)

. Ảnh hưởng của KKTL đến kết quả hoạt động

3 Thụ động trong RLNVSP 18 25,7 12 20 28,6 11 24 4, 5 4Không hứng thó với hoạt

3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14: Các nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL ở sinh viên

STT Các nguyên nhân chủ quan ∑ X TB 1 Do chưa có động cơ học tập đúng đắn 845 4,02 8 2 Do chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của RLNVSP 1043 4,96 6 3 Do thiếu hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh 1592 7,58 3

4 Do khả năng giao tiếp hạn chế 1634 7,78 2

5 Do vốn tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm sống hạn chế

1697 8,08 1

6 Do đánh giá không đúng khả năng của bản thân 922 4,32 7

7 Do đặcđiểm khí chất 724 3,45 9

8 Do phong cách giao tiếp 718 3,42 10

9 Do sinh viên chưa chủ động rèn luyện nhân cách để khắc phục những đặc điểm gây cản trở

1229 5,85 4

10 Do không hứng thó với hoạt động RLNVSP 1146 5,46 5

Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 3.14 cho thấy SV đã nhận thức được những nguyên nhân chủ quan cơ bản gây ra KKTL ở họ. Các nguyên nhân cũng được SV đánh giá ở các mức độ khác nhau. Cụ thể là:

- Nguyên nhân được SV đánh giá ở mức độ cao nhất (thứ bậc 1) đó là "Do vốn tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm sống hạn chế" với X = 8,08. Tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm sống là điều kiện cơ bản chủ yếu đảm bảo cho con người hoạt động có kết quả trong một lĩnh vực nhất định. Nó là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho con người - chủ thể của hoạt động - hạn chế được những khó khăn nảy sinh trong quá trình hoạt

động. Vốn tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm sống được hình thành trong quá trình sống và hoạt động tích cực của cá nhân.

Thực tiễn cho thấy rằng, trong quá trình học tập ở trường sư phạm, SV đã được trang bị những tri thức và kỹ năng nhất định cho hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm sống của các em cũng ngày càng được phong phú hơn, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo. Qua quan sát các giờ thực hành RLNVSP của SV chúng tôi thấy trình độ nắm tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của SV còn chưa tốt, còn lúng túng, chưa vận dụng được những lý luận cơ bản vào việc giải quyết nhiệm vụ được giao.

Trong hoạt động RLNVSP, những kỹ năng cần hình thành ở SV rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Vốn tri thức nghề nghiệp, những KNSP đã được hình thành và kinh nghiệm sống của SV có vai trò rất quan trọng giỳp cỏc em thực hiện có kết quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, đối với SV thì cả tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm sống đều còn rất hạn chế. Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản, chủ yÕu gây ra những KKTL ở SV khi tham gia hoạt động RLNVSP. Vì vậy, trong hoạt động RLNVSP SV thường thiếu tự tin vào bản thân, lúng túng trong hành vi, cử chỉ, thể hiện sự gò bó, máy móc, thiếu chủ động, linh hoạt trong luyện tập.

- Nguyên nhân gây ra KKTL được SV xếp ở thứ bậc 2 là "Do khả năng giao tiếp hạn chế" với X = 7,78.

Trong hoạt động sư phạm, khả năng hay năng lực giao tiếp sư phạm là một trong những phẩm chất quan trọng của người giáo viên giúp họ hoạt động đạt hiệu quả, vì người giáo viên muốn tiến hành hoạt động dạy học và giáo dục học sinh phải bằng giao tiếp, thông qua giao tiếp sư phạm giữa họ với học sinh. Tất cả các kỹ năng giao tiếp sư phạm như kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng thông báo, truyền đạt thông tin, kỹ năng thu nhận thông tin phản hồi, kỹ năng cảm hoá học sinh... đều rất cần thiết cho hoạt động sư phạm. Không thể có kỹ năng sư phạm phát triển cao nếu không có khả năng giao tiếp sư phạm. Giao tiếp sư phạm là một thành phần quan trọng tạo nên năng lực sư phạm của người giáo viên. Để có được các kỹ năng giao tiếp, khả

năng giao tiếp sư phạm, SV cần được học tập và rèn luyện nhiều trong hoạt động thực tiễn giáo dục.

Qua quan sát SV trong cỏc giờ RLNVSP và qua trò chuyện với SV chúng tôi thấy rõ sự hạn chế về khả năng giao tiếp của họ thể hiện trong các kỹ năng cụ thể, đặc biệt là kỹ năng diễn đạt, thông báo, truyền đạt thông tin. Các em thường nói năng Êp ỳng, khụng trôi chảy, không trình bày rõ ràng, lưu loát vấn đề hoặc lúng túng, bị động trong ứng xử. Chính vì vậy khả năng giao tiếp hạn chế là một nguyên nhân cơ bản quan trọng gây ra KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP.

- Nguyên nhân xếp ở thứ bậc 3 là "Do thiếu hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh" với X = 7,58. Đây cũng là một nguyờn nhõn cơ bản gây ra KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP. Hoạt động sư phạm của người giáo viên là quá trình người giáo viên tác động tới học sinh, làm biến đổi nhận thức, kỹ năng và thái độ của học sinh, hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng đối với giáo viên khi họ tham gia hoạt động sư phạm. Hiểu biết đầy đủ, đúng đắn đặc điểm tâm lý học sinh giúp giáo viên lùa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tác động phù hợp và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm của mình.

Đối với SV, sù thiếu hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh là một điểm yếu, tạo ra ở họ những KKTL khi tham gia hoạt động RLNVSP. Mặc dù trong trường sư phạm SV đã được học tập, được nghiên cứu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh nhưng đó cũng chỉ là những lý thuyết chung, việc vận dụng chúng vào thực tế lại là một vÊn đề khó khăn đối với SV, mặt khác SV cũng đã được thâm nhập thực tế phổ thông nhưng do thời gian thâm nhập thực tế cũn quỏ Ýt chưa đủ để các em có được những hiểu biết cần thiết làm cơ sở cho việc RLNVSP đạt hiệu quả. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết đặc điểm tâm lý học sinh là một nguyên nhân cơ bản gây ra những KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP.

- Nguyên nhân xếp thứ bậc 4 (X = 5,85) là "Do SV chưa chủ động rèn luyện nhân cách để khắc phục những đặc điểm gây cản trở". Đây cũng là một trong những yếu tố chủ quan quan trọng gây ra KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP và SV còng đã nhận thấy cần phải rèn luyện nhân cách của mình để học tập và rèn luyện đạt hiệu quả. Nhiều SV rất chăm chỉ trong việc tự rèn luyện nhân cách, tự tập luyện các kỹ năng như soạn giáo án, tập giảng dạy, tập viết bảng, tập diễn đạt, tập xử lý THSP... Song việc làm đó của SV còng không được thường xuyên mà thường chỉ tập trung vào những thời điểm như chuẩn bị đi thực tập hoặc thi NVSP. Vì vậy, việc chưa chủ động tự rèn luyện nhân cách để khắc phục những đặc điểm gây cản trở cũng là một nguyên nhân gây ra những KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP.

- Nguyên nhân xếp thứ bậc 5 (X = 5,46) là "Do không hứng thó với hoạt động RLNVSP". Hứng thó với hoạt động là một trong những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực hoạt động của con người, giúp con người hoạt động có hiệu quả, Có hứng thó với hoạt động thì con người mới tích cực hoạt động, mới say mê hoạt động, mới dồn hết tâm trí của mình vào hoạt động và nhờ đó hoạt động mới có hiệu quả. Để có hứng thó với hoạt động, con người cần nhận thức được sâu sắc vai trò, ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân mình, nội dung, hình thức hoạt động phải phong phú, hấp dẫn, thiết thực và lôi cuốn con người vào hoạt động. Không có hứng thó với hoạt động là một nguyên nhân bên trong gây ra những KKTL của con người trong hoạt động, làm giảm tính tích cực hoạt động của con người, làm giảm hiệu quả của hoạt động.

Trong hoạt động RLNVSP, qua quan sát chúng tôi thấy nhiều SV không say mê với hoạt động RLNVSP, thiếu tích cực, chủ động, thiếu tập trung trong quá trình luyện tập. Đó là những biểu hiện của sự không có hứng thó với hoạt động và là nguyên nhân gây ra những KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP.

- Nguyên nhân xếp thứ 6 (X = 4,96) là "Do chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của hoạt động RLNVSP". Việc nhận thức chưa đúng đắn, chưa đầy đủ về ý

nghĩa, tác dụng của hoạt động RLNVSP đối với việc hình thành KNSP, hình thành năng lực sư phạm của SV còng là một trong những nguyờn nhân gây ra KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP, làm cho SV thiếu sự nỗ lực, cố gắng, thiếu tích cực, chủ động trong rèn luyện, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của họ. Mặc dù kết quả điều tra nhận thức của SV về vấn đề này cho thấy 100% SV đều nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động RLNVSP đối với việc hình thành KNSP, nhưng khi quan sát SV trong cỏc giờ thực hành RLNVSP thì lại thấy nhiều SV có thái độ thờ ơ với việc luyện tập, không cố gắng trong luyện tập, cũn cú biểu hiện chây lười, không chuẩn bị sẵn sàng cho việc RLNVSP. Điều đó cho thấy, mặc dù SV đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động này song nhận thức đó là chưa đầy đủ, chưa sâu sắc dẫn đến thái độ chưa đúng đắn, hành vi chưa phù hợp. Đú chớnh là nguyên nhân gây ra những KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP.

- Nguyên nhân xếp thứ 7 (X = 4,32) là "Do đánh giá không đúng khả năng của bản thân". Đánh giá về bản thân chính là sự tự ý thức, tự đánh giá của cá nhân. Đánh giá đúng khả năng của bản thân sẽ giúp cá nhân biết được điểm mạnh, yếu của mình để phát huy và khắc phục. Đánh giá bản thân quá cao sẽ dẫn tới thái độ tự mãn, tự cao, làm giảm tính tích cực hoạt động của cá nhân, nhưng đánh giá bản thân quá thấp lại dẫn đến thái độ tự ti, luôn cho mình là kém cỏi cũng dẫn tới chán nản, làm giảm tính tích cực hoạt động của cá nhân. Vì vậy, đánh giá không đúng khả năng của bản thân cũng là một nguyên nhân gây ra những KKTL của SV trong hoạt động RLNVSP.

- Xếp ở vị trí thứ 8 (X = 4,02) là "Do chưa có động cơ học tập đúng đắn". Chưa có động cơ học tập đúng đắn cũng là một yếu tè chủ quan gây ra KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP. Điều đó thể hiện ở thái độ thiếu tích cực, chủ động của SV trong luyện tập rèn luyện kỹ năng hoặc thờ ơ, không tham gia hoạt động.

- Xếp ở vị trí thứ 9 là "Do đặc điểm khí chất" với X = 3,45. - Xếp ở vị trí thứ 10 là "Do phong cách giao tiếp" với X = 3,42.

Đặc điểm khí chất và phong cách giao tiếp cũng là những nguyên nhân có thể gây ra những KKTL ở SV khi họ tham gia hoạt động RLNVSP.

Trên đây là 10 nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL ở sinh viên trường CĐSP Điện Biên trong hoạt động RLNVSP. Tuy mức độ ảnh hưởng của chúng là khác nhau nhưng đó đều là những yếu tố chủ quan cơ bản gây ra KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP. Nếu tác động vào các yếu tố này, làm thay đổi nó theo hướng tích cực sẽ hạn chế được những KKTL ở sinh viên trong hoạt động RLNVSP, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động RLNVSP nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung.

Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của những nguyên nhân chủ quan tới những KKTL của SV khi rèn luyện NVSP theo khoa, theo khối líp, theo giới tính và theo dõn tộc chúng tôi tổng hợp cho kết quả thể hiện ở bảng 3.14a, 3.14b, 3.14c, 3.14d.

Bảng 3.14a: Các nguyên nhân chủ quan gây ra KKTL ở sinh viên xét theo khoa

ST T

Nguyên nhân chủ quan Khoa Tự nhiên Khoa Xã hội

X T

B

X T

B 1 Do chưa có động cơ học tập đúng đắn 494 4,12 8 351 3,9 7 2 Do chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng

của RLNVSP

628 5,23 6 415 4,61 63 Do thiếu hiểu biết đặc điểm tâm lý

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w