0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Nhận thức của sinh viên về KKTLtrong hoạt động rèn luyện NVSP

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN (Trang 55 -58 )

. Ảnh hưởng của KKTL đến kết quả hoạt động

3.2.1. Nhận thức của sinh viên về KKTLtrong hoạt động rèn luyện NVSP

Để tìm hiểu xem SV trường CĐSP Điện Biên đánh giá về những KKTL ở họ trong hoạt động RLNVSP, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 trong phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về KKTLtrong hoạt động RLNVSP

Khoa Tự nhiên Xã hội Chung

SL % SL % SL %

Có 120 100 90 100 210 100

Không 0 0 0 0 0 0

Kết quả thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy: 100% SV được điều tra đều gặp khó khăn về mặt tâm lý trong hoạt động rèn luyện NVSP. Giữa hai khoa Tự

nhiên và Xã hội không có sù khác biệt. Điều đó cho thấy SV trường CĐSP Điện Biên gặp rất nhiều KKTL trong hoạt động RLNVSP.

Khi trò chuyện, phỏng vấn một số và qua kết quả điều tra bằng câu hỏi số 1 (phụ lục 2) cho thấy hầu hết SV được hỏi chỉ nêu được một vài khía cạnh, một vài mặt biểu hiện nào đó của KKTL trong hoạt động RLNVSP. Chẳng hạn SV Hoàng Thị U (dõn téc Tày, khoa XH ) cho rằng: “KKTL trong hoạt động RLNVSP là sự băn khoăn lo lắng của bản thân về nhiệm vụ cần giải quyết, sợ nhiệm vụ của mình giải quyết sẽ không được như ý muốn”. SV Lê Thị H (dõn tộc kinh, khoa XH) cho rằng “KKTL trong hoạt động RLNVSP là những vấn đề vướng mắc gây ra sự lúng túng, thiếu tự tin cho SV trong hoạt động”. SV Phan Thị L (dõn tộc kinh, khoa Tự nhiên) lại cho rằng “KKTL trong hoạt động RLNVSP là sự thiếu tự tin về kiến thức, là sự hồi hộp, lo lắng trong quá trình hoạt động ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động”…

Như vậy, hầu hết SV chưa hiểu đúng và đầy đủ về KKTL trong hoạt động RLNVSP, nhưng các em cũng đã nhận thức được những KKTL mà họ gặp phải trong quá trình hoạt động RLNVSP, đồng thời đánh giá được mức độ KKTL của bản thân.

Để đánh giá tần số xuất hiện những KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV, chúng tôi đưa ra ba mức độ khó khăn để SV tự đánh giá là: "Thường xuyên", "Đôi khi" và "Không bao giê". Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.3; 3.4; 3.5; 3.6.

Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về mức độ KKTL xét theo khoa

Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không bao giê

SL % SL % SL %

Tù nhiên 57 47,5 63 52,5 0 0

Xã hội 41 45,5 49 54,5 0 0

Tổng sè 98 46,7 112 53,3 0 0

Kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy tần số xuất hiện những KKTL trong hoạt động RLNVSP của SV là cao, 100% SV gặp KKTL trong hoạt động RLNVSP. Điều đó chứng tỏ trong hoạt động RLNVSP SV gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ chung của cả hai khoa là:

- Mức độ khó khăn thường xuyên: có 98 SV, chiếm tỷ lệ 46,7%. - Mức độ đôi khi: có 112 SV, chiếm tỷ lệ 53,3%.

Ở các khoa khác nhau, tần số xuất hiện những KKTL cũng có sự khác nhau: ở mức độ thường xuyên, khoa TN lớn hơn khoa XH (47,5% so với 45,5%). Mặc dù sự khác nhau không nhiều song điều đó cũng cho thấy SV khoa TN gặp KKTL ở mức độ cao hơn khoa XH. Sù khác nhau đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tính chất của ngành học chi phối. Khoa học TN có đặc thù là ngắn gọn, chính xác, ảnh hưởng tới cách tư duy, cách diễn đạt của SV, mặt khác ngoài thời gian học lý thuyết trờn lớp cỏc em còn phải thực hành ở phòng thí nghiệm … để hình thành các kỹ năng thực hành bộ môn cần thiết, nên SV khoa TN Ýt có thời gian hơn SV khoa XH, do đó trong hoạt động rèn luyện NVSP các em cũng gặp KKTL nhiều hơn.

Bảng 3.4: Đánh giá của sinh viên về mức độ KKTL xét theo năm học

Năm học Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không bao giê SL % SL % SL % Năm thứ nhất Tù nhiên 22 55 18 45 0 0 Xã hội 16 53,3 14 46,7 0 0 Tổng số 38 54,3 32 45,7 0 0 Năm thứ hai Tù nhiên 19 47,5 21 52,5 0 0 Xã hội 14 46,7 16 53,3 0 0 Tổng số 33 47,1 38 52,9 0 0 Năm thứ ba Tù nhiên 16 40 24 60 0 0 Xã hội 11 36,7 19 63,3 0 0 Tổng số 27 38,6 43 61,4 0 0 Tổng số 98 46,7 112 53,3 0 0

Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy: Tần số xuất hiện những KKTL của SV giữa các khối lớp cú sự khác nhau. Tần số xuất hiện KKTL giảm dần trong quá trình học tập và rèn luyện của SV qua các năm học ở trường sư

phạm, điều đó có nghĩa là qua từng năm học những KKTL mà SV gặp phải cũng giảm dần. Cụ thể là:

- Ở mức độ thường xuyên: SV năm thứ nhất gặp nhiều KKTL hơn SV năm thứ hai và năm thứ ba ( 54,3% so với 47,1% và 38,6%).

- Ở mức độ đôi khi thi ngược lại, tần số xuất hiện ở SV năm thứ ba cao hơn SV năm thứ hai và SV năm thứ nhất (61,4% so với 52,9% và 45,7%). Điều đó chứng tỏ rằng qua từng năm học trong nhà trường sư phạm, SV ngày càng gặp Ýt KKTL hơn. Sở dĩ như vậy là vì ở năm thứ nhất những tri thức về nghề nghiệp của SV còn rất hạn chế, các em lại chưa được rèn luyện nhiều, chưa thích ứng với môi trường và hoạt động học tập ở trường sư phạm…nờn các em gặp nhiều khó khăn hơn; đến năm thứ hai và năm thứ ba tri thức nghề nghiệp của các em ngày càng được trang bị nhiều hơn, đầy đủ hơn, các em đã được rèn luyện nhiều hơn…, đặc biệt SV năm thứ hai đã được đi thực tập 3 tuần, SV năm thứ ba được thực tập 6 tuần ở nhà trường phổ thông, có nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế hơn, nên trong hoạt động RLNVSP những KKTL mà các em gặp phải cũng dần dần Ýt hơn.

Bảng 3.5: Đánh giá của sinh viên về mức độ KKTL xét theo giới tính

Mức độ Thường xuyên Đôi khi Không bao giê

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ MỘT SỐ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐIỆN BIÊN (Trang 55 -58 )

×