Phương pháp điều tra viết

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 45 - 49)

Điều tra viết là phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong đề tài này. Chúng tôi xây dựng hệ thống câu hỏi (đóng và mở) bằng văn bản và tiến hành điều tra trên 210 SV và mét số giáo viên, chủ yếu là các giáo viên giảng dạy các bộ môn Tâm lý học, Giỏo dục học và Phương pháp giảng dạy bộ môn.

* Mục đích: Mục đích của phương pháp này là thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu với những nội dung bao gồm :

- Tìm hiÓu nhận thức của SV về vai trò, tác dụng của hoạt động RLNVSP.

- Tỡm hiểu thái độ, tính tích cực của SV đối với hoạt động RLNVSP. - Tìm hiểu thực trạng biểu hiện của những KKTL mà SV gặp phải trong hoạt động RLNVSP.

- Tìm hiểu những nguyên nhân tạo nên những KKTL ở SV.

- Thu thập những ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV.

* Tổ chức điều tra:

Kế hoạch điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự và chuẩn bị chu đáo các điều kiện, phương tiện, thời gian. Người được điều tra được hướng dẫn cụ thể.

Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị kỹ, các câu hỏi có nội dung bổ trợ cho nhau, rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời, có hướng dẫn trả lời cho từng câu hỏi. Phiếu trưng cầu ý kiến được đánh máy trên giấy khổ A4, trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Môi trường điều tra đảm bảo được yêu cầu tạo cho khách thể nghiên cứu thoải mái khi trả lời câu hỏi, không bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Thời gian đủ cho khách thể trả lời và đảm bảo tính khách quan.

Chúng tôi sử dụng hai loại phiếu điều tra, mét loại giành cho SV trường CĐSP Điện Biên là khách thể nghiên cứu, một loại giành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy cỏc mụn nghiệp vụ nhằm thu thập ý kiến của họ về một số vấn đề liên quan đến đề tài (phụ lục 1,2,3).

Điều tra trên sinh viên:

Trước khi tiến hành điều tra người nghiên cứu thông báo đầy đủ, rõ ràng mục đích, yêu cầu của việc điều tra, hướng dẫn cụ thể cho SV cách trả lời và những yêu cầu cần thiết khác.

Trình tự điều tra được tiến hành theo hai bước nhằm hạn chế tính chủ quan trong nghiên cứu.

- Bước 1: ĐiÒu tra thăm dò trên 50 SV nhằm sơ bộ tìm hiểu những KKTL ở SV trong quá trình tham gia hoạt động RLNVSP, tìm hiểu những nguyên nhân tạo nên những KKTL đó.

Điều tra thăm dò được chúng tôi sử dụng bằng phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi mở (phụ lục 1). Kết quả thu được từ điều tra thăm dò cho chúng tôi những thông tin làm căn cứ để xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến ở lần điều tra thứ hai, chính thức trên toàn bộ khách thể. Thời gian tiến hành điều tra thăm dò lần 1 được thực hiện từ tháng 1 năm 2007.

- Bước 2: Được thực hiện trong tháng 3 và tháng 4 năm 2007.

Mục đích của lần điều tra này là nhằm tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây ra những KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP; đồng thời tìm hiểu ý kiến của SV (khách thể nghiên cứu) về vấn đề tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV nhằm hạn chế ảnh hưởng của một số KKTL tới kết quả RLNVSP của họ.

Phiếu trưng cầu ý kiến dùng để điều tra lần 2 được xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết quả điều tra lần 1 (điều tra thăm dò), cùng với những nghiên cứu về mặt lý luận của tác giả, với một hệ thống câu hỏi đóng và mở đã tạo điều kiện cho người trả lời (khách thể) có thể lùa chọn đáp án và nêu ra ý kiến, nhận định của bản thân về vấn đề nghiên cứu.

Điều tra trên giáo viên:

Mục đích của việc điều tra trên giáo viên là thu thập những ý kiến, đánh giá của họ về những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu như: thái độ, tinh thần học tập, tính tích cực, chủ động của SV trong hoạt động RLNVSP; những KKTL mà SV thường gặp và nguyên nhân của nó; những biện pháp để tổ chức hoạt động RLNVSP cho SV (phụ lục 3).

* Xử lý kết quả điều tra:

Để tìm hiểu thực trạng KKTL ở SV, chúng tụi dựng câu hỏi số 5 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Kết quả thu được chúng tôi sử dụng toán thống kê để tổng hợp theo tần số xuất hiện của KKTL trên tổng số khách thể nghiên

cứu. Căn cứ vào kết quả thống kê chúng tôi đánh giá và rót ra những kết luận cần thiết.

Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra những KKTL, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 trong phiếu điều tra (phụ lục 2). Ở đây chúng tôi đưa ra 10 nguyên nhân chủ quan, 10 nguyên nhân khách quan và yêu cầu SV đỏnh số vào những nguyên nhân gây ra KKTL theo thứ tự từ 1 đến 10 theo hướng từ nguyên nhân quan trọng đến Ýt quan trọng (theo mức độ quan trọng giảm dần).

Kết quả chúng tôi xử lý bằng cách cho điểm như sau: - Nguyên nhân xếp vị trí số 1 cho 10 điểm.

- Nguyên nhân xếp vị trí số 2 cho 9 điểm. - Nguyên nhân xếp vị trí số 3 cho 8 điểm. ………. - Nguyên nhân xếp vị trí số 10 cho 1 điểm.

Sử dụng toán thống kê tập hợp điểm của từng nguyên nhân làm cơ sở để đánh giá và rót ra kết luận.

2.3.2.2.Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tâm lý. Trong đề tài này quan sát được chúng tôi sử dụng làm phương pháp bổ trợ nhằm thu thập những thông tin thực tế về:

- Thái độ, tính tích cực của SV và tập thể SV trong hoạt động RLNVSP, trong cỏc giờ thực hành sư phạm do nhà trường tổ chức.

- Các hình thức tổ chức, cách thức tiến hành thực hành sư phạm, RLNVSP. - Hoạt động của SV trong quá trình rèn luyện các kỹ năng soạn bài, tập giảng, giải quyết THSP trong cỏc giờ thực hành tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy bộ môn nhằm tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải, phát hiện những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những KKTL ở SV trong hoạt động RLNVSP.

- Những biểu hiện và chuyển biến của những KKTL ở SV khi tham gia hoạt động RLNVSP trong quá trình thử nghiệm biện pháp tác động.

Để thực hiện phương pháp này, chúng tôi tiến hành quan sát biểu hiện của một số KKTL ở SV thông qua việc dự cỏc giờ thực hành cỏc mụn tâm lý học, giáo dục học, RLNVSP thường xuyên và phương pháp giảng dạy bộ môn. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành quan sát SV trong các hoạt động RLNVSP ngoài giờ lờn lớp khỏc. Cỏc thông tin thu được trong khi quan sát được ghi chép đầy đủ và được xử lý nhằm bổ sung cho những kết quả thu được qua phương pháp điều tra viết.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w