NHỮNG BIỆN PHÁP SINH VIÊN THƯỜNG SỬ DỤNG ĐỂ GÓP PHẦN LÀM GIẢM BỚT KKTLTRONG HOẠT ĐỘNG RLNVSP

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 100 - 103)

. Ảnh hưởng của KKTL đến kết quả hoạt động

3.4.NHỮNG BIỆN PHÁP SINH VIÊN THƯỜNG SỬ DỤNG ĐỂ GÓP PHẦN LÀM GIẢM BỚT KKTLTRONG HOẠT ĐỘNG RLNVSP

8 Do kỹ năng rèn luyện trong trường

3.4.NHỮNG BIỆN PHÁP SINH VIÊN THƯỜNG SỬ DỤNG ĐỂ GÓP PHẦN LÀM GIẢM BỚT KKTLTRONG HOẠT ĐỘNG RLNVSP

GIẢM BỚT KKTLTRONG HOẠT ĐỘNG RLNVSP

Để thấy được những việc làm của SV nhằm giảm bớt những KKTL trong hoạt động RLNVSP, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 8 (phụ lục 2). Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16: Những biện pháp sinh viên thường sử dụng để giảm bớt KKTL trong hoạt động RLNVSP ST T Mức độ Cách khắc phục Tần suất Thường xuyên

Đôi khi Không bao giê

SL % SL % SL %

1 Tích cực học tập tích lũy tri

thức 171 81,4 28 13,3 11 5,2

2 Bố trí thời gian hợp lý cho

học tập, rèn luyện 157 74,8 41 19,5 12 5,7

3 Chủ động trong học tập, rèn

luyện 93 44,3 104 49,5 13 6,2

4 Tạo tâm thế tự tin, sẵn sàng

luyện tập 89 40,5 112 53,3 13 6,2

5 Tranh thủ thời gian luyện tập 67 31,9 129 64,4 14 6,7 6 Tranh thủ ý kiến của giáo viên 71 33,8 107 50,9 32 15,2 7 Tích cực tham gia hoạt động

RLNVSP 75 35,7 119 56,7 16 7,6

8 Chó ý rèn luyện những mặt

còn hạn chế của bản thân 101 48,1 104 49,5 5 2,4

Tổng sè 820 48,8 744 44,3 116 6,9

Kết quả thể hiện ở bảng 3.16 cho thấy: nhìn chung SV trường CĐSP Điện Biờn đó có ý thức trong việc khắc phục những KKTL nảy sinh trong hoạt động RLNVSP. Điều đó thể hiện ở những biện pháp cụ thể, thiết thực mà SV sử dụng nhằm giảm bớt những KKTL giúp họ RLNVSP đạt hiệu quả hơn. Những biện pháp mà SV thường sử dụng là: tích cực học tập tích luỹ tri thức; bố trí thời gian hợp lý cho học tập, rèn luyện; tranh thủ thời gian luyện tập; tranh thủ ý kiến của giáo viên; tích cực tham gia hoạt động RLNVSP... Kết quả cụ thể như sau:

Ở mức độ thực hiện "thường xuyên" tất cả các biện pháp chiếm tỷ lệ 48,8%. Điều này chứng tá SV đã có ý thức rất rõ về ảnh hưởng của KKTL đến kết quả RLNVSP của họ nên họ đã tích cực tìm kiếm và thực hiện những biện pháp giải quyết khó khăn một cách tích cực, tự giác, đặc biệt là biện pháp "Tích cực học tập tích luỹ tri thức" (81,4%). Các biện pháp khác cũng

được nhiều SV thực hiện thường xuyên như: "Bố trí thời gian hợp lý cho học tập, rèn luyện" chiếm tỷ lệ 74,8%, "Chó ý rèn luyện những mặt còn hạn chế" chiếm tỷ lệ 48,1%, "Chủ động trong học tập, rèn luyện" chiếm tỷ lệ 44,3%, "Tạo tâm thế tự tin, sẵn sàng luyện tập" chiếm tỷ lệ 40,5%. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng của SV đối với việc khắc phục những KKTL trong hoạt động RLNVSP ở họ. Song, trong quá trình thực hiện các biện pháp như: "Tranh thủ ý kiến của giáo viên", "Tranh thủ thời gian luyện tập" và "Tích cực tham gia hoạt động RLNVSP" thì SV còn thể hiện ở mức thấp, điều đó chứng tá SV còn chưa mạnh dạn, chưa thực sự tích cực, chủ động trong hoạt động RLNVSP.

Ở mức độ "đôi khi" chiếm tỷ lệ 44,3%. Điều đó cho thấy, mặc dù đã ý thức được ảnh hưởng của những KKTL đến hoạt động RLNVSP nhưng vẫn còn nhiều SV chưa thực sự tự giác, tích cực, còn trông chờ, ỷ nại. Các biện pháp mà SV thực hiện ở mức độ này chiếm tỷ lệ cao như: "Tranh thủ thời gian luyện tập" chiếm tỷ lệ 64,4%, "Tích cực tham gia hoạt động RLNVSP" chiếm tỷ lệ 56,7%, "Tạo tâm thế tự tin, sẵn sàng rèn luyện" chiếm tỷ lệ 53,3%, '"Tranh thủ ý kiến của giáo viên" chiếm tỷ lệ 50,9%... Từ đó cho thấy rằng: SV sẽ khó khắc phục được những KKTL trong hoạt động RLNVSP một cách nhanh chóng nếu các em chỉ thực hiện các biện pháp này một cách không thường xuyên. Vì vậy, cần làm cho SV thấy rõ tác dụng của việc thực hiện các biện pháp này một cách tự giác và thường xuyên đối với việc khắc phục những KKTL ở họ trong hoạt động RLNVSP để từ đó họ tự giác, tích cực thực hiện.

Ở mức độ "không bao giê" thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục những KKTL trong hoạt động RLNVSP chiếm tỷ lệ 6,9%. Sè SV này có thể có rất nhiều lý do để không thực hiện các biện pháp khắc phục trên như: do không thích học sư phạm; do chây lười, ỷ nại; do đặc điểm cá tính hoặc do khả năng của bản thân... Tuy nhiên, sè SV này chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có thể xem đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên (Trang 100 - 103)