Những người đàn bà hành hạ, thống trị, gây ra cái chết và rắc rối cho đàn ông

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 135 - 137)

NỮ QUYỀN QUA ĐỊNH DẠNG KIỂU NHÂN VẬT NỮ

4.2.1.Những người đàn bà hành hạ, thống trị, gây ra cái chết và rắc rối cho đàn ông

rối cho đàn ông

Hình ảnh về những người đàn bà thống trị trong tác phẩm của Hemingway đã được một số nhà nghiên cứu đề cập. Thậm chí có người còn xem xét đến sự thống trị này qua việc hoán đổi vai trò trong quan hệ tình dục của các nhân vật (điều này chúng tôi đã trình bày ở chương ba). Có thể thấy trong tác phẩm của Hemingway kiểu đàn bà mạt sát và xem thường đàn ông như Brett (Mặt trời vẫn mọc), Pilar (Chuông nguyện hồn ai), Margot (Cuộc

đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis Macomber)...

Trong mối quan hệ với đàn ông, họ giữ vai trò như những kẻ thống trị. Càng lạ lùng hơn trong mối quan hệ với họ, những người đàn ông đều cam chịu. Tuy nhiên sự cam chịu ở đây không đồng nghĩa là hèn nhát. Nó dường như là một sự mặc định về giới. Sự chịu đựng cho thấy “bản lĩnh đàn ông”, Carson viết: “Văn hóa của chúng ta chấp nhận bạo lực giữa nam giới với nhau, chẳng hạn như chọi gà và đấu tay miễn là nó tuân thủ các nguyên tắc của chiến tranh, tinh thần hiệp sĩ, hoặc tinh thần thể thao. Chúng tôi nhận thấy các hình thức bạo lực là kết quả “tự nhiên” về sự cạnh tranh của nam giới đối với lãnh thổ và đặc quyền tình dục, mặc dù về bản năng không đối chọi trực tiếp chống tự nhiên. Ngược lại, bạo lực giữa nam và nữ là điều cấm kỵ, “trái tự nhiên” bởi vì mục đích sinh học của mối quan hệ nam nữ là sinh sản, không phải cạnh tranh” [73;207].

Như vậy, sự phản kháng của đàn ông với phụ nữ không hợp với quy luật tự nhiên. Con chó Buck trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London chiến đấu ngoan cường trước con đực khác nhưng khi bị những con cái gây hấn nó đành thúc thủ là vì vậy.

Cái chết là nỗi ám ảnh lớn đối với Hemingway. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp văn chương của mình, nhà văn này luôn phải đối đầu với cái chết. Cái chết là chủ đề không ngớt trở đi trở lại trong hầu hết những tác phẩm của ông. Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây đã cho rằng cái chết là một trong những môtíp quan trọng bậc nhất của truyện ngắn và tiểu thuyết Hemingway. Lê Huy Bắc trong luận án tiến sĩ của mình cũng đã chỉ ra vai trò lớn lao của cái chết trong sáng tác của Hemingway: “Cái chết là nơi quy tụ tất cả các đề tài của Hemingway. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định diện mạo kiểu nhân vật. Với cái chết, các đặc trưng con người chấn thương, con người tâm trạng, con người ám ảnh đều thể hiện rõ. Từ cái chết, ta có thể nói đến kiểu chủ đề phổ quát nhất của Hemingway và cũng là của nhiều tác giả lớn thế kỷ XX (Kafka, Malraux…) đó là Thân phận con người” [3;155].

Một số nhà nghiên cứu nước ngoài còn thể hiện một cách cực đoan về hình ảnh cái chết trong tác phẩm của Hemingway. H.A. Bates cho rằng: “Các câu chuyện của ông - Hemingway xuất hiện rất nhiều đề tài: quyền Anh, đấu bò, săn bắn, chiến tranh… chúng đều là những đề tài tự nhiên. Trong thực tế, Hemingway chỉ có một chủ đề duy nhất - Cái chết” [29;11].

Nỗi ám ảnh về cái chết đã được Hemingway thể hiện qua rất nhiều những hình ảnh mang tính biểu tượng. Đàn bà là một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cái chết cho đàn ông. Viên đạn từ họng súng của Margot gây nên cái chết bất đắc kỳ tử cho Macomber. Kate có thể gây nên cái chết của Odgar nếu không yêu anh ta. Nhìn vợ, Harry nghĩ đến cái chết. Qua câu chuyện của những người lính La Mã (Ba người lính La Mã)

có thể đoán được phần nào nguyện nhân dẫn tới việc tử hình nhân vật không tên là do một người phụ nữ xinh đẹp nào đó…

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 135 - 137)