Khái niệm “nữ quyền luận”

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 45 - 52)

NHÂN VẬT NỮ CỦA ERNEST HEMINGWAY TRONG TRUYỀN THỐNG NỮ QUYỀN VĂN HỌC MỸ

2.1. Khái niệm “nữ quyền luận”

Trước hết chúng tôi minh định một số khái niệm cơ bản:

Feminist theory, Theory of Feminism hoặc Feminism tùy theo từng cách sử dụng khác nhau mà các khái niệm này có thể bao quát một nội hàm rộng hẹp khác nhau và cũng có thể có nhiều cách dịch sang tiếng Việt khác nhau. Để tiện theo dõi, ở luận án này, chúng tôi thống nhất một cách dịch là

nữ quyền luận. Đây là khái niệm liên quan đến những vấn đề khái quát nhất mang tầm triết học và văn hóa về việc bất bình đẳng giới và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của phụ nữ với nam giới, cũng như thiết lập những tiêu chuẩn riêng của phụ nữ trong cuộc sống... Liên quan đến khái niệm này còn có các thật ngữ sau:

Feminist: người theo thuyết nữ quyền, có khi gọi tắt là nữ quyền.

Feminist criticism: phê bình nữ quyền là bộ phận của nữ quyền luận được sử dụng trong phạm vi hẹp và cụ thể hơn chẳng hạn như phương pháp nghiên cứu hoặc tiếp nhận trong văn học. Khi chúng tôi sử dụng trong luận án, nếu không có định ngữ nào kèm theo thì được hiểu là phê bình văn học nữ quyền. Tác phẩm của Hemingway được nghiên cứu dưới ánh sáng của

phê bình nữ quyền này.

Gill Plain và Susan Sellers trong Lời giới thiệu cuốn Lịch sử phê bình

văn học nữ quyền ngay từ đầu đã khẳng định tầm quan trọng và sự ảnh hưởng

của nữ quyền luận đối với đời sống tinh thần con người: “Tác động của phê bình văn học nữ quyền hơn ba mươi lăm năm qua là sâu sắc và rộng khắp. Nó làm thay đổi lối nghiên cứu kinh viện về văn bản văn học, thay thế cơ bản những nguyên lí được giảng dạy và hình thành nên một hệ đề tài mới để bàn luận, cũng như ảnh hưởng toàn diện cùng lúc đến xuất bản, báo chí và tiếp nhận văn học. Một loạt các ngành liên quan đã bị ảnh hưởng bởi những đòi hỏi của văn học nữ quyền, bao gồm ngôn ngữ học, triết học, lịch sử, nghiên

cứu tôn giáo, xã hội học, nhân chủng học, nghiên cứu truyền thông và điện ảnh, nghiên cứu văn hóa, âm nhạc học, địa lí, kinh tế và luật” [111;i].

Cũng trong sách này, Gill Plain and Susan Sellers đã đưa ra khái niệm

Phê bình văn học nữ quyền (Feminist Literary Criticism) và xác định khuynh hướng này “bắt đầu ngay từ hệ quả của “làn sóng thứ hai” của nữ quyền luận (Feminism) - một khái niệm thường được sử dụng đối với sự trỗi dậy của phong trào phụ nữ ở Mỹ và châu Âu trong các cuộc vận động Nhân quyền (Civil Rights) của thập niên 1960. Dẫu vậy, rõ ràng là Phê bình văn học nữ quyền không hoàn toàn được hình thành trọn vẹn từ phong trào này” [111;2]. Khái niệm này nhấn mạnh đến đối tượng của phê bình nữ quyền trong sách này là “văn học”.

Trong chuyên luận Lí thuyết văn học hậu hiện đại [50], một trong những chuyên gia hàng đầu về lí luận là Phương Lựu đã đề cập đến các loại phê bình nữ quyền như: Phê bình về hình tượng phụ nữ, Phê bình lấy phụ nữ làm trung tâm và Phê bình nhận diện. Trong ba loại hình phê bình nữ quyền này, chúng tôi chọn loại thứ ba để tiếp cận tác phẩm Hemingway.

Trong luận án này, khái niệm nữ quyền luận được chúng tôi giới hạn ở phạm vi phê bình văn học nữ quyền. Những nội dung dưới đây được chúng tôi tổng thuật từ các công trình của Phương Lựu, Lê Huy Bắc,… các công trình nước ngoài được dịch ra tiếng Việt và khảo cứu một số khái niệm về nữ quyền luận trong các từ điển và sách chuyên luận chuyên ngành.

Trong số các trường phái phê bình mang tính chất xã hội, chính trị, phê bình nữ quyền (Feminist criticism) đã có chiều dài phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến sáng tác và nghiên cứu văn học của nhiều tác giả trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số nội dung về lí thuyết nữ quyền đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra có liên quan đến sáng tác của Hemingway nói chung và vấn đề nhân vật nữ trong các tác phẩm của ông nói riêng.

Nữ quyền, hiểu một cách cơ bản nhất là “Quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục...”. Các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng nếu hiểu ở cấp độ rộng thì khái niệm nữ quyền là quyền lợi của người phụ nữ đặt trong mối tương quan với quyền lợi của nam giới để đạt đến cái gọi là nam nữ bình quyền. Ở cấp độ hẹp thì nữ quyền có liên quan đến các khái niệm như giới tính, phái tính trong văn học.

Nếu giới tính, phái tính là những thuật ngữ nền tảng để khu biệt đặc tính giữa hai phái (nam, nữ) thì khái niệm nữ quyền hướng tới là sự bình đẳng nam nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng, khẳng định nét đặc thù của nữ giới.

Nữ quyền luận là sản phẩm của phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, một trong những phong trào đấu tranh lâu dài và rộng khắp nhất của lịch sử nhân loại. Dấu mốc quan trọng để khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa nữ quyền là các phong trào cách mạng tư sản cận đại. Gắn liền với nó là những phong trào đấu tranh của phụ nữ về việc đòi hỏi được hưởng các quyền và lợi ích như nam giới như: quyền được bầu cử, quyền được tự do hành nghề, quyền được hưởng lương như nam giới với cùng một công việc, quyền được bảo vệ....

Cho đến sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đều đã xác nhận nam nữ bình quyền trong hiến pháp. Người phụ nữ lúc đó được coi trọng, chí ít là về mặt lí thuyết. Các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ đã tác động đến văn học. Nó góp phần thay đổi cái nhìn, cách bình luận về người phụ nữ trong tác phẩm văn học.

Dấu ấn xác lập phê bình nữ quyền chính là nữ quyền luận hiện đại. Năm 1949 nữ văn sĩ Pháp Simon de Beauvoir công bố công trình Giới tính thứ hai (The second sex), công trình đã phân tích những khía cạnh người phụ nữ bị áp bức và yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa việc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Viện dẫn sự thống trị lâu đời của nền văn hóa phụ hệ, Beauvoir cực lực chỉ trích vì nền

văn hóa nam quyền đó đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong bầu khí quyển văn hóa ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình. Giới tính thứ hai được coi là đã thúc đẩy phong trào nữ quyền chuyển sang một giai đoạn mới, khiến thế giới phải nhìn nhận thẳng thắn vào vai trò của người phụ nữ và khẳng định nó. Bản thân Beauvoir đã kêu gọi các nữ văn sĩ dùng sức mạnh của ngôn từ và sử dụng văn chương làm vũ khí để đấu tranh chống lại sự áp đặt của nam giới.

Theo Phương Lựu, các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin chung, có thể khái quát như sau: Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả bản sắc của nữ giới - thường được gọi là nữ tính - không phải là những gì tất định và bất biến, hay nói như Beauvoir, “người ta không sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ”. Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hóa phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hóa duy dương vật (phallocentric culture). Và ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới, từ đó, thiết lập nên những điển phạm riêng, và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học.

Trong lĩnh vực văn học, một số nhà nghiên cứu cho rằng phê bình nữ quyền nhắm đến bốn mục tiêu chính: một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm văn học của phụ nữ; hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn bản của các tác phẩm ấy; ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh quan hệ nam nữ ra sao; và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên

quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến người phụ nữ trong văn học. Như thế, có lẽ ngay từ khi nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến hình thành sau đó và kéo dài cho đến tận lúc cáo chung, nữ giới đã có những bước đi để tranh đấu giành quyền bình đẳng. Các nhà nghiên cứu đã phân chia các bước phát triển của chủ nghĩa nữ quyền thành những giai đoạn: Giai đoạn tiên phong và nữ quyền nguyên sơ tương ứng với cao trào nữ quyền I, tính từ hậu thế chiến II trở về trước, với Minh chứng về quyền của phụ nữ (1792) của Mary Wollstonecraft, người được coi là “tổ mẫu” của chủ

nghĩa nữ quyền. Bà phản đối thẩm quyền xác lập nữ tính của các tác giả nam. Bà coi nhà văn nữ là người có lý trí, đạo đức, nhân hậu, phản đề của thói ủy mị giả tạo. Luận điểm của Wollstonecraft là về bản chất, giới tính được kiến tạo như một lợi thế: viết và nghĩ không thể vượt khỏi thân xác, và không thể loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã hội. Nối tiếp Wollstonecraft, Một căn phòng cho riêng mình (1929) của Virginia Woolf được coi như “sách vỡ lòng” của phê

bình nữ quyền. Nhờ Woolf mà các tác giả nữ ngày nay có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ “ngược dòng” thông qua người mẹ, về ý kiến của đàn bà, và về tinh thần song giới (dung hòa cả hai giới tính). Nhiều quan điểm lý thuyết mâu thuẫn của tư tưởng nữ quyền đương đại bắt nguồn từ trí tưởng tượng đột phá vượt giới hạn của Woolf và những xung đột sáng tạo của bà. Nhưng chính Simone de Beauvoir để lại cho chủ nghĩa nữ quyền một tự điển phong phú hình tượng và ý tưởng, đặc biệt là định nghĩa xác quyết “người ta không bẩm sinh là đàn bà, mà trở thành đàn bà” như đã nêu ở trên. Sự nhận thức về cấu trúc xã hội của giới tính và bản chất bị áp đặt của các chủ thể mang giới tính đã trở thành cốt lõi của lý thuyết văn học nữ quyền, khiến cho nó trở thành luận đề thách thức những giả định của con người về căn cước, tự nhiên và tiến bộ, và khảo sát thấu đáo sự hình thành có tính huyền thoại của nữ tính và nam tính.

Giai đoạn sáng tạo nền phê bình văn học nữ quyền tương ứng với cao trào nữ quyền II (thập niên 1960 và 1970) kéo dài đến cao trào III (thập niên 1980 và 1990). Đây là giai đoạn quan trọng, hình thành và phát triển những vấn đề chủ yếu của phê bình văn học nữ quyền, từ khẳng định các nhà văn và nhà phê bình nữ, xuyên qua sự tìm kiếm một truyền thống văn học nữ và ảnh hưởng của luận đàm mang tính tự truyện, đến những thách thức mà các nhà phê bình nữ quyền da đen, đồng tính, và đàn ông ủng hộ nữ quyền đề ra. Hành trình này cho thấy sự phát triển của khái niệm phê bình văn học nữ quyền đã từ sự phản kháng ban đầu chống lại lý tưởng “nam giới trung tâm” trong nghiên cứu văn học, đến một hệ thống đa dạng phức tạp những luận đề nhằm chất vấn những giả định không chỉ về giới tính, mà cả về chủng tộc, giai cấp, dục tính.

Tính chính trị của cao trào nữ quyền II thể hiện đậm trong thực tế phê bình giai đoạn phát triển này. Lý tưởng nữ quyền ngấm vào văn chương và văn hóa đương thời, đồng thời phục hồi những tiếng nói đã bị dìm lấp của phụ nữ, một sự việc cách mạng nếu nhìn lại hàng bao thế kỷ trước đó ở các học viện Anh, Mỹ chỉ có tác phẩm của nam tác giả được coi là kinh điển để nghiên cứu giảng dạy. Cùng với nỗ lực làm sống lại những tiếng nói đã mất của các tác giả nữ, hình thành những cách tiếp cận văn học của các nữ tác giả da đen, đồng tính nữ, và khảo sát quan điểm tách biệt của sự hình thành nữ quyền mang tính học viện, trung lưu, da trắng và có xu hướng dục tính chính thống (nam - nữ).

Các nhà phê bình nữ quyền cũng nhận ra những truyền thống cách viết nữ từng bị gạt ra rìa, khát vọng của họ được diễn tả qua những kinh nghiệm và những câu chuyện dị thường, cả nhu cầu tìm ra tiếng nói và vị trí để phát ngôn, từ đó xuất hiện những câu hỏi then chốt về bản ngã và chủ thể, phát triển thể loại tự truyện và phê bình cá nhân. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu cấu

trúc lan toả trong lý thuyết nữ quyền, đồng thời là ảnh hưởng giao thoa với chủ nghĩa hậu thuộc địa, thuyết phân tâm học, thuyết phi giới tính. Phê bình văn học nữ quyền biến chuyển đa dạng, phức hệ, đề ra những cách đọc mới những tác phẩm có ảnh hưởng nhất trong các lĩnh vực nêu trên.

Một biến dạng khác của phê bình nữ quyền là từ khởi thuỷ phản kháng nam quyền chuyển qua nghiên cứu nam tính. Cuối giai đoạn này phê bình văn học nữ quyền đã tái kiến trúc thế giới và ngôn từ của con người nhưng vẫn không thoát ra những ý nghĩa về giới tính được xã hội xét duyệt.

Giai đoạn tính từ đầu thiên niên kỷ thứ ba đến nay, có thể coi là chuyển

đổi mô hình trong phê bình văn học nữ quyền với ảnh hưởng của hậu cấu trúc

và hậu hiện đại. Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng không ít đến ý thức về bản thân, giới tính, dục tính và sinh sản, hình tượng cyborg (người máy) ra đời biểu tượng cho sự kết hợp giữa con người và kỹ thuật. Ý nghĩa của từ “đàn bà”, “phụ nữ”, “nữ giới” không còn tầm quan trọng trong các nỗ lực cấp tiến phá thế bình ổn ở phương Tây nữa, do vậy chủ nghĩa nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền trải qua những thay đổi quan trọng. Nhóm nữ quyền trung lưu da trắng vận động hướng ngoại để thừa nhận sự đa dạng trong đời sống, kinh nghiệm và sự sáng tạo của phụ nữ. “Đàn bà” như một thực thể văn hóa - xã hội mặc định đã bị rắc rối hoá, nghĩ tới đàn bà là nghĩ tới giới tính; xu hướng chuyển đổi là đặt vấn đề giới tính lên trên cả nữ tính, nam tính, đồng tính các loại.

Nữ quyền bắt đầu đặt những câu hỏi căn bản về ngôn ngữ và chủ thể con người. Tuy vẫn tiếp tục khảo sát sự phức tạp của những đặc tính mang tính giới phái trong xã hội đương đại, nhưng từ nhiều hướng phát triển khác nhau, những hình thức lai tạp mới của phê bình văn học nữ quyền xuất hiện, đem lại nguồn năng lượng mới cho những tranh luận chất vấn khái niệm “đàn bà” có là một khởi điểm lý thuyết chặt chẽ hay không.

Trải qua một thời gian dài, cuộc đấu tranh bình quyền nam nữ vẫn chưa hề ngả ngũ. Margaret Walters trong công trình Nữ quyền luận - nhập môn

ngắn (Feminisim - A Very Short Introduction) xuất bản năm 2005, đã trích

lời Natasha Walter để bình luận về thực tiễn nữ quyền và đường hướng phát triển như sau: “Natasha Walter, trong cuốn Nữ quyền luận mới (The New

Feminism,1998), trong lúc thừa nhận rằng phụ nữ “vẫn nghèo và ít quyền

lực hơn đàn ông”, thì vẫn tranh luận rằng nhiệm vụ của nữ quyền luận đương đại là “tấn công vào nền tảng vật chất của sự bất công chính trị, xã

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w