Người đàn bà “vết thương” và cô đơn

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 126 - 134)

NỮ QUYỀN QUA ĐỊNH DẠNG KIỂU NHÂN VẬT NỮ

4.1. Người đàn bà “vết thương” và cô đơn

Như đã nêu, hầu hết các nhân vật của Hemingway đều mang những vết thương không thể hàn gắn. Chân dung người đàn bà với những “vết thương” và khoảng trống cô đơn xuất hiện ngay từ những tác phẩm đầu tiên của Hemingway và theo suốt chặng đường sáng tác của ông.

Đối với truyện ngắn Hemingway, bắt đầu bằng Trên miệt Michigan (Up in

Michigan) đã xuất hiện một phụ nữ “vết thương”. Truyện kể về Liz Coates, cô

hầu gái của gia đình Smith. Cô đem lòng yêu Jim Gilmore, anh chàng thợ rèn. Đấy là một tình yêu đẹp (ít ra là đối với Liz Coates) nhưng lại kết thúc buồn và hụt hẫng. Liz đã dâng hiến xác thịt cho Jim Gilmore như một cách chứng tỏ tình yêu. Tuy nhiên cái điều cô tưởng như thiêng liêng ấy lại diễn ra một cách quá ư trần tục. Jim dường như không đoái hoài một chút nào đến cảm giác của Liz, chỉ biết tìm khoái cảm cho riêng mình. Đây gần giống một vụ cưỡng dâm hơn là cuộc làm tình - vì tình. Cuối cùng, một mình Liz trở về trong buổi chiều lạnh lùng cùng đám sương mù lan toả trên bờ vịnh thị trấn Hortons:

“Những tấm gỗ lát sàn rất cứng. Jim cởi áo cô và cố làm điều gì đó. Liz sợ nhưng Liz muốn chuyện ấy. Liz phải biết chuyện ấy nhưng nó khiến Liz sợ.

Anh đừng làm điều đó, Jim. Anh đừng.

Anh phải. Anh sẽ. Em biết chúng ta phải làm.

Không, chúng ta không phải, Jim. Chúng ta sẽ không phải… Anh không thể. Ôi, Jim. Jim. Ôi.

Ván lát sàn bằng gỗ cây độc cần rất cứng, đầy dằm và lạnh… Jim đè nặng trên người và làm Liz xây xát. Liz đẩy anh ra, cô quá khó chịu và gò bó. Jim đã ngủ. Anh không cử động. Cô xoay xở trườn ra từ bên dưới anh, ngồi dậy, vuốt lại váy và áo khoác rồi vén lại tóc. Jim đang ngủ, miệng hơi há. Liz cúi xuống hôn lên má. Anh vẫn ngủ say. Cô khẽ nâng đầu anh và lắc. Anh nghẹo đầu sang bên và nuốt nước bọt. Liz bật khóc. Cô đi đến đầu mép cầu tàu, nhìn xuống nước. Mù dâng từ phía vịnh. Cô lạnh, đau khổ và mọi ham muốn đã tan biến. Cô quay lại nơi Jim nằm, cố đánh thức một lần nữa. Cô thổn thức.

Jim, cô gọi, Jim. Này, Jim.

người anh. Cô cẩn thận chèn nó gọn gàng. Sau đó cô đi qua cầu tàu, lên con đường cát, về nhà. Đám mù đang lan tỏa, tràn qua khu rừng phía vịnh” [39;27].

Phụ nữ vốn nhạy cảm. Có khi họ ghê tởm cả những điều mà đàn ông cho là bình thường. Một câu nói, một thái độ, một hành động… có thể để lại trong họ thất vọng, nỗi ám ảnh cả cuộc đời, làm họ trở nên vô cảm. Liz như kẻ hiến tế nhầm. Hành động no xôi chán chè một cách cục súc của Jim giết chết những tình cảm trong sáng và thánh thiện ở cô. Tạo nên vết thương để đời của thiếu nữ.

Về vấn đề này, Alice Hall Petry nhận xét: “Có sự đối lập trong ngôi đền nghệ thuật của Hemingway. Bên cạnh kiểu đàn bà mạnh mẽ, sống bạt mạng, làm tổn thương hoặc huỷ hoại cuộc sống của những người chung quanh họ, lại có những người phụ nữ mềm yếu, mỏng manh như Catherine trong Giã từ vũ khí, Maria trong Chuông nguyện hồn ai, hoặc nhẫn nại như Helen trong Tuyết trên

đỉnh Kilimanjaro nhưng có lẽ trong số những người phụ nữ đó đáng thương nhất

là nữ nhân vật Liz Coates trong Trên miệt Michigan” [68;353].

Lê Huy Bắc cũng từng nhận định tương tự: “Dẫu Liz có cảm tình thực sự với Jim nhưng qua hành vi thô bạo ấy, cô con gái đầu lòng của Hemingway hẳn đã bị sốc” [3;196].

Ở hầu hết các truyện ngắn của Hemingway những nhân vật nữ đều mang những vết thương lòng và khoảng trống cô đơn hoặc chí ít là những trục trặc, bất an. Ta cùng thống kê:

- Kate (Người mùa hạ) là mẫu phụ nữ dằn vặt trong tình yêu. Cô yêu Nick, muốn hiến dâng cho Nick nhưng lại sợ Odgar (người đem lòng yêu cô, tâm niệm nếu không được cô yêu sẽ tự tử) đau buồn. Do vậy cuộc tình giữa Kate và Nick dẫu không ai ngăn cấm nhưng trở thành vụng trộm, thành nỗi đau cho cả hai.

giới cô đơn.

- Nàng Ellliot (Chàng và nàng Elliot) bi kịch vì không thể có con. - Phu nhân Mỹ (Chim bạch yến cho ai) chia tay với chồng.

- Cô gái (Biển đổi thay) luôn đau khổ và dằn vặt vì sự bất thường về giới tính. - Trudy (Cha và con) dằn vặt trước sự hằn học của người yêu (Nick). - Cô gái (Là con chó dẫn đường) không được hạnh phúc, thậm chí là bất hạnh vì tính khí thất thường của người tình.

- Người vợ Mỹ (Con mèo trong mưa) cô đơn vì chồng vô tâm không thấu hiểu những tâm sự thầm kín.

- Cô gái (Rặng đồi tựa đàn voi trắng) xót xa vì phải phá thai?...

Tất cả các hình tượng nữ trên đều tìm cách cố thoát khỏi thảm họa bằng bất cứ giải pháp nào, thậm chí kể cả ngoại tình nhưng đa phần đều thất bại. Cuộc sống của họ như một lời nguyền định mệnh khó hóa giải.

Ở thể loại tiểu thuyết, xem ra tình hình cũng không khả quan hơn. Brett, nữ nhân vật trung tâm trong Mặt trời vẫn mọc, tiểu thuyết đầu tiên của Hemingway, xuất hiện rất ấn tượng. Cô được đánh giá là “một người phụ nữ rất đặc biệt ở thời kỳ đó”, thậm chí còn “thú vị hơn cánh đàn ông” [112;87]. Cuộc sống đầy lang chạ của Brett đáng thương nhiều hơn đáng trách. Nó như một sự vẫy vùng để thoát khỏi sự cô đơn, trống vắng trong tâm hồn. Bên cạnh một Brett ồn ào với rượu và những cuộc vui, ta bắt gặp một Brett cô đơn, trống rỗng lúc tàn canh. Lên giường với nhiều gã đàn ông nhưng người đàn ông mà cô yêu - Jake lại không thể thực hiện được cái thiên chức trời ban với cô bởi bị chiến tranh thiến hoạn. Tình yêu giữa Brett và Jake được gọi là tình yêu “thuần khiết” một cách mai mỉa và chua chát. Jame Nagel đã nhận xét về tình cảnh của Brett: “Trớ trêu thay với một người đàn bà thích chuyện gối chăn, Brett lại xuất hiện cùng với nhóm đồng tính nam…” [112;88].

sáng sủa hơn Brett. Đến độ cô điếm Georgette phải thốt lên rằng “mọi người đều ốm” khi khả năng tính dục bị khánh kiệt. Tuy nhiên, cái ốm đó thiên về tinh thần nhiều hơn là thể xác. Nhân vật Catherine (Giã từ vũ khí), Maria

(Chuông nguyện hồn ai) có những cuộc tình đẹp nhưng hạnh phúc của họ

không trọn vẹn. Với Catherine, lần lấy chồng thứ nhất, chồng chết. Lần lấy chồng thứ hai là cái chết của chính bản thân và đứa con chưa kịp nhìn đời. Maria bị cưỡng hiếp, phải chứng kiến người mà mình yêu bị thương, nằm chờ chết trên lối mòn cô quạnh. Những kết cục không thể bi thảm hơn dành cho người phụ nữ. Ngay cả những người đàn bà táo tợn kiểu như Pilar (Chuông nguyện hồn ai), Mary (Từ ánh sáng đầu tiên)… cũng đều mang trong mình

những khoảng trống cô đơn và những vết thương lòng khó có thể hàn gắn. Họ lạc loài trong tình yêu, trong tình cảm vợ chồng và cả trong cuộc sống hiện tại. Cũng như nhân vật nam, có hai dạng chấn thương ở nhân vật nữ: Chấn thương về thể chất và chấn thương về tinh thần. Tuy nhiên, những chấn thương về tinh thần chiếm vị thế áp đảo.

Ở nhiều nhân vật nam của Hemingway, xuất phát từ chấn thương về thể chất đã dẫn đến những chấn thương về tinh thần và sự thay đổi tính cách như Nick, Harry, Jake… Đối với nhân vật nữ, người đọc rất hiếm thấy những chấn thương về thể chất. Mặc dù Hemingway đã chứng minh cho độc giả thấy sự khốc liệt của chiến tranh khi nói về cái chết của phụ nữ, trẻ em ở truyện ngắn

Lịch sử tự nhiên của cái chết nhưng có thể khẳng định rằng hầu hết các nhân

vật nữ của Hemingway không có những vết thương về thể xác. Trong các tác phẩm của Hemingway, duy nhất Maria (Chuông nguyện hồn ai) là bị chấn thương về thể xác do bị bọn phát xít cưỡng bức và hành hạ. Tuy nhiên, đặt trong mối quan hệ với những nam nhân vật bị chấn thương về thể xác thì những đau đớn về tinh thần ở nữ nhân vật luôn hiện diện. Những chấn thương về tinh thần của người phụ nữ đa phần đến từ tâm hồn vốn rất nhạy cảm của

họ. Đặc biệt còn có những chấn thương trong mối tương quan với nhân vật nam từ khía cạnh tiêu cực khi họ phải chứng kiến ở cánh mày râu sự phũ phàng, dối trá, hèn nhát…

Cái mà người đọc “đọc” được ở tác phẩm của Hemingway là sự cô đơn. Mặc dù nhân nhân vật của ông đã cố tình khỏa lấp, “làm nhiễu” bằng hành động, ngôn ngữ, thái độ…

Người ta nói nhiều đến sự khắc kỷ ở các nhân vật của Hemingway. Điều này biểu hiện ở phương diện: “Tâm lí và hành vi của các nhân vật trong tác phẩm của Hemingway diễn biến và hoạt động dưới tư tưởng của sự chịu đựng dũng cảm, không đầu hàng với bão táp cuộc đời” [6;242].

Tính khắc kỉ thể hiện ở sự kiềm chế cảm xúc đớn đau trước những phi lí của cuộc đời. Các nhân vật sẵn sàng đương đầu với tai họa. Không cần ca ngợi, không cần phán xét của người ngoài. Mỗi nhân vật tự thẩm định những giá trị mà họ xây dựng nên bằng những tiêu chí của riêng mình. Sự cô đơn, vết thương lòng đặt vào những đối tượng nhân vật này không phải là để ca thán mà là để thử thách khả năng chịu đựng và bản lĩnh của họ.

Tuy nhiên, xét ở trên phương diện nào đó, khắc kỷ cũng là phương thức thể hiện sự cô đơn. Càng khắc kỷ, cô đơn ở các nhân vật càng được nhấn mạnh hơn. Phương thức thể hiện sự cô đơn ở các nữ nhân vật của Hemingway cũng có điểm khác với nam nhân vật. Các nhân vật nam thường tìm cách xoa dịu sự cô đơn trong cô độc: một mình trong rừng rậm, sa mạc châu Phi hay ở biển cả. Họ tìm những nơi tĩnh lặng để soi chiếu tâm hồn mình hằng mong tự làm lành vết thương. Hầu hết họ không muốn chia sẻ, kể cả đối với những người yêu thương nhất của họ như mẹ, vợ, người yêu. Nói chung là họ hướng nội. Ở lời đề tựa cuốn Chuông nguyện hồn ai, Hemingway viết: “Không có một người nào là một hòn đảo thực sự, tự bản thân là một thể hoàn chỉnh hết thảy; mỗi người là một mảnh của đại lục, một phần của đất liền; và nếu sóng

cuốn xuống biển một mỏm đá ven bờ, thì châu Âu sẽ bé đi, cũng như là nếu nó cuốn một mũi đất hay phá đổ nhà bạn anh hoặc nhà anh; cái chết của bất cứ con người nào sẽ làm chính tôi bé đi, vì tôi là một thể thống nhất với toàn nhân loại…” [33;5].

Nếu cứ như lời đề tựa này hẳn Hemingway và các nhân vật của ông phải gắn kết lắm với xã hội, với cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. Hầu hết các nam nhân vật của ông “luôn tồn tại như những ốc đảo lẻ loi giữa sa mạc vắng tình người”. Dễ dàng bắt gặp những người đàn ông lấy cô độc để chống lại nỗi cô đơn như một vòng tròn luẩn quẩn đầy mai mỉa của số phận. Nick từ chiến trận trở về, cảm thấy không hòa nhập được với cuộc sống thực tại, một mình tìm đến với những khu rừng và dòng suối đầy cá hồi; Jake, Henry, Jordan… càng cô đơn càng co mình lại, không dám cởi mở lòng mình kể cả với những người thân yêu nhất; Hudson (Đảo giữa dòng) lìa bỏ vợ con và xã hội để một mình trên hòn đảo ngoài khơi…

Nhân vật nữ lại khác. Họ tìm cách giải thoát cô đơn bằng những hành động ồn ào, hướng ngoại, thu hút sự chú ý của người khác hoặc chí ít cũng đòi hỏi một sự chia sẻ từ người thứ hai. Họ than vãn về mái tóc ngắn dài, về bộ đồ ăn của riêng mình, họ một mình đi săn sư tử, họ đắm chìm vào rượu, họ đi tìm hoan lạc… tất cả dường như đều muốn nói với đàn ông: Hãy nhìn lại tôi đi, vẫn còn có tôi hiện diện trên đời.

Chúng tôi dẫn một đoạn đối thoại của hai nhân vật nam và nữ trong tác phẩm của Hemingway để thấy điều này:

“- Anh có nghĩ nếu em để tóc dài thì tốt hơn chứ?” nàng hỏi rồi ngắm mình theo dáng ngồi nghiêng lần nữa.

George ngước nhìn vào gáy nàng, nới tóc cắt quá ngắn, giống như đầu của một đứa con trai.

- Em đã chán ngấy nó, nàng nói. Em quá mệt mỏi khi trông như thể một gã đàn ông.

George chuyển mình trên giường. Gã không rời mắt khỏi nàng kể từ khi nàng bắt đầu nói.

- Trông em rất đẹp, gã nói.

Nàng đặt chiếc gương xuống bàn rồi đi về phía cửa sổ nhìn ra. Trời đang tối. - Em muốn để tóc dài, mềm mại và búi thành búi lớn ở sau gáy, nàng nói. - Em muốn có một con mèo để ôm vào lòng và nghe tiếng prừ khi vuốt ve.

- Vậy sao? George lên tiếng từ trên giường.

- Và em muốn ăn ở bàn với bộ đồ ăn bằng bạc của chính mình, em cần những ngọn nến. Và em muốn thời tiết mùa xuân, em muốn chải tóc trước gương,…

- Thôi đừng nói nữa, kiếm cuốn gì đó đọc đi, George nói. Gã đang ngốn ngấu quyển sách ở trên giường” [39;40,41].

Đây là đoạn đối thoại ở truyện ngắn Con mèo trong mưa. Không bàn đến thái độ của người chồng, ở đây rõ ràng người vợ muốn được để ý nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn. Có một hàng rào vô hình nào đó giữa người chồng và cô vợ. Ngôn ngữ của cô ta như muốn nhắc nhở ông chồng rằng trên đời này còn có cô ta và cô ta đang cô đơn, đang có nhu cầu sẻ chia tình cảm…

Hầu hết nữ nhân vật của Hemingway luôn khát khao một sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ. Điều đáng tiếc, đa phần họ không đạt được ý nguyện. Những người đàn ông mà họ yêu thương, gắn bó dường như còn mải theo đuổi những điều viển vông khác hoặc chính họ cũng đang co lại trong cái kén cô đơn của mình.

Với nhiều người phụ nữ mà Hemingway xây dựng trong tác phẩm, đàn ông là một trong những nhân tố để xoa dịu sự cô đơn của họ. Brett, như đã nói, chung chạ với nhiều người đàn ông dường như để quên đi thực tại bẽ

bàng, Catherine đến với Henry khi đã mang vết thương lòng từ câu chuyện người chồng sắp cưới chết trận, tình yêu với Jordan giúp Maria dần quên quá khứ đau đớn khi bị bọn phát xít làm nhục… Thậm chí nhiều người đàn ông được ví như Chúa của những người đàn bà: “Chúa của Catherine là Henry. Cũng như thế với Brett là Jack” [3;209].

Càng cô đơn, những người đàn ông càng co mình lại còn những người đàn bà thì mong muốn được giãi bày để đồng cảm và thấu hiểu. Như vậy, hành trình giải thoát sự cô đơn giữa nhân vật nam và nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway được miêu tả có vẻ như khác với trật tự thông thường. Phần cam chịu dường như lại nằm ở phía giới tính được coi là phái mạnh. Ở hai thế giới này đã có sự thay đổi thiên chức. Thông thường khi gặp bất hạnh người phụ nữ thường co mình lại, trong khi đó đàn ông lại có xu hướng vận động hướng ngoại hơn. Ở Hemingway thì ngược lại. Điều này thêm lần nữa chứng tỏ sự chi phối của thiên tính nữ đối với bút pháp Hemingway.

Ở khía cạnh khác, thể hiện nỗi đau, sự cô đơn của người phụ nữ lên trang viết, Hemingway đã thể hiện được cái bi kịch thời đại của “thế hệ vứt đi”. Tuy nhiên nhà văn dường như vẫn có những ưu ái mang tính chất mặc định về giới đối với nhân vật nữ ở chỗ ông đã san cái phần trọng trách sang hầu hết

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 126 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w