Khổ dâm, chứng bất lực hay sự sụp đổ quyền thống trị tình dục của nam giới.

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 79 - 93)

TƯƠNG QUAN NHÂN VẬT NỮ NAM

3.2.1.Khổ dâm, chứng bất lực hay sự sụp đổ quyền thống trị tình dục của nam giới.

của nam giới.

Như đã trình bày, một số nhà nghiên cứu khi xem xét vấn đề tính dục trong tác phẩm của Hemingway đã đề cập đến vấn đề "khổ dâm". Đây là hình thức quan hệ tình dục có tính chất bất thường thuộc nhóm lệch lạc tình dục. Có người coi là sinh hoạt tình dục biến thái. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một dạng, một thiểu số trong đa số thuộc thế giới tình dục phong phú của tạo vật. Người mắc chứng khổ dâm là người chỉ thỏa mãn và đạt được cực khoái về tình dục khi họ được bạn tình vừa làm tình vừa hành hạ như đánh đập, chửi bới, nhiếc móc... Điều này khác hoàn toàn với “bạo dâm”. Người mắc chứng bạo dâm được định nghĩa như là người chỉ tìm thấy khoái lạc tình dục khi hành hạ hoặc làm cho đối tượng phải đau đớn khổ sở trong khi quan hệ tình dục. Đặc điểm giữa “khổ dâm” và “bạo dâm” là khác nhau nhưng chúng có thể trở thành “cặp đôi”. Trong mối quan hệ với những người mắc chứng khổ dâm, ngay cả những người bình thường cũng có nguy cơ trở thành kẻ “bạo dâm” và ngược lại.

Trong tiếng Anh, khổ dâm là Masochism. Tên gọi này bắt nguồn từ một văn sỹ Áo Sacher Masoch (1836 - 1895). Ở một số tác phẩm của mình, nhà văn này đã mô tả các hoạt động tình dục không bình thường mang đặc điểm của hành vi khổ dâm do vậy về sau người ta lấy tên ông để đặt tên cho hội chứng này. Khi bàn về khổ dâm, bạo dâm trong tác phẩm của Hemingway, có

nhà nghiên cứu đã từng so sánh phương thức xây dựng nhân vật của ông và Masoch: “Việc xây dựng nên hình ảnh Catherine trong Vườn địa đàng (The Garden of Eden) của Hemingway có thể so sánh với việc Sacher Masoch sáng tạo nên bà chủ Wanda ở Vũ nữ trong áo choàng lông (Venus in Furs). Lấy

nền tảng từ những trải nghiệm có thật của mình vào tiểu thuyết, Sacher Masoch đã tạo ra hình ảnh những người phụ nữ thống trị ông trong suốt cuộc đời. Sự khác nhau giữa Sacher Masoch và Hemingway nằm ở việc Hemingway sáng tạo ra hình ảnh Catherine như một sản phẩm của trí tưởng tượng, không trên cơ sở thực tế” [87;99].

Vấn đề khổ dâm và lệch lạc tình dục không phải là điều quá mới mẻ và dị biệt trong văn chương. Người ta có thể truy tầm dấu vết của nó từ văn học cổ đại. Ngay cả ở Việt Nam, trong suốt chiều dài của lịch sử văn học, dù ít, dù nhiều đề tài này cũng đã được đề cập. Hình ảnh những người đàn bà (hoặc đàn ông) oằn mình dưới roi da khi ân ái đã trở thành những trường đoạn gay cấn trong những tác phẩm điện ảnh. Không loại trừ yếu tố tạo nên sự giật gân, câu khách, khổ dâm xét ở một khía cạnh nào đó cũng là một mảng của cuộc sống, nó đi vào văn chương, giúp nhà văn chuyển tải ý đồ nghệ thuật của mình như một điều tất yếu.

Theo chúng tôi, sex chỉ là thứ gia vị chứ chưa phải là món ăn trong bữa đại tiệc văn chương của Hemingway. Tuy vậy, nội dung này đã để lại khá nhiều ấn tượng trong tâm trí của những người tiếp nhận. Không phải là người viết nhiều nhất, hay nhất về sex nhưng Hemingway vẫn được coi là người “sẵn sàng ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng tình dục”. Ông đã miêu tả nhiều cảnh luyến ái nam nữ trong các tác phẩm của mình, trong đó có nhiều cảnh mang dấu ấn của sự bất bình thường. Richard Fanita có hẳn một công trình tập trung khảo cứu về giới tính và những biểu hiện khổ dâm trong tác phẩm của Hemingway cũng như chính cuộc sống đời thực của nhà văn. Tiêu

biểu như: “Ernest Hemingway, khổ dâm, đồng tính và người đàn bà thống

trị” (Ernest Hemingway: Mashochism, Sodomy, and the Diminant Woman), Hemingway và phức cảm tính nữ (Hemingway and the Feminine Complex), Khổ dâm và nghệ thuật văn chương (Masochism and the Art of Fiction)… Tác

giả đã tập trung miêu tả, giải mã những hình ảnh trong một số tác phẩm của Hemingway như cách thức, vị trí, tâm trạng của các nhân vật khi quan hệ tình dục để chỉ ra những bất thường về tình dục ở các nhân vật mà Hemingway miêu tả. Cái cách mà Fanita miêu tả khá trần trụi. Ông đặc biệt chú trọng cái gọi là “khả năng thâm nhập vào phụ nữ” để phân tích về sự đau khổ của đàn ông và sự thống trị của đàn bà.

Fanita coi mối quan hệ giữa hai nhân vật Jake và Brett trong tiểu thuyết

Mặt trời vẫn mọc là một “ca” tiêu biểu trong số các nhân vật của Hemingway.

Richard Fanita đi sâu phân tích về sự thiếu hụt bộ phận đàn ông của Jake, phân tích cả cách thức mà Jake và Brett âu yếm nhau để từ đó chỉ ra những dằn vặt đau đớn của nhân vật. Đa phần các nhà nghiên cứu chứng minh “khổ dâm” qua các hành vi tính dục và mối quan hệ giữa các nhân vật nam và nữ như Brett và Jack (Mặt trời vẫn mọc), Liz và Jim (Trên miệt Michigan), vợ chồng Elliot (Ông và bà Elliot), Francis Macomber và vợ (Cuộc đời hạnh

phúc ngắn ngủi của Francis Macomber)...

Chẳng hạn một đoạn trong Mặt trời vẫn mọc:

“Mặt Brett trắng và đường nét dài của chiếc cổ nàng lộ ra trong ánh sáng của ngọn đèn pha. Đường phố tối trở lại và tôi hôn nàng. Đôi môi chúng tôi gắn chặt vào nhau rồi nàng quay đi, nép sát vào góc ghế, thu mình lánh ra xa. Đầu nàng cúi xuống.

- Đừng sờ vào em, - nàng nói, - xin anh đừng sờ vào em. - Có chuyện gì vậy?

Hoặc ở truyện ngắn Trên miệt Michigan:

“Ván lát bến tàu bằng gỗ cây độc cần rất cứng, đầy dằm và lạnh… Jim đè nặng lên người và làm Liz xây xát. Liz đẩy anh ra, cô quá khó chịu và gò bó. Jim đã ngủ” [39;27].

Brett yêu Jake và cô đau khổ, lo sợ cái bản năng của mình bị đánh thức dậy. Jake bất lực, tình yêu theo kiểu của anh không thể mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho Brett. Vết thương vào chỗ kín lấy đi thiên chức đàn ông của Jake nhưng về bản năng tính dục của Jake không bị loại bỏ. Elliot đã nhận định rằng “những gì để phân biệt Jake với những người đồng tính luyến ái là hoạt động giới tính và sự lựa chọn đối tượng khiêu dâm”. Sự giằng xé giữa ham muốn và khả năng thực hiện đã làm cho Jake đau đớn. Một vết thương làm đau cả hai người. Bất lực từ thể xác đã phần nào đó mang đến bất lực về tinh thần và những đau khổ dằn vặt cho cặp nam - nữ này.

Mặc cảm thiến hoạn, bất lực không những chỉ dừng lại ở Jake mà dường như có ở hầu hết các nhân vật nam của Hemingway đến độ có người cho rằng đàn ông trong tác phẩm của ông “là những anh chàng bất lực”. Khi chứng kiến vết thương khủng khiếp của Enrique (Chẳng có ai chết), người yêu của anh vô cùng đau khổ vì đã nghi ngờ anh hèn nhát còn với Enrique, nỗi ám ảnh lại là việc không còn thực hiện được thiên chức đàn ông của mình:

“- Ôi! Enrique. Hãy thứ lỗi cho em. Xin hãy thứ lỗi cho em.

- Không sao đâu, - Enrique nói. - Chẳng có gì lỗi lầm cả. Chỉ có điều đấy không phải là sách vở.

- Nhưng nó thường nhức nhối phải không anh? - Chỉ khi anh bị chạm hay va vào cái gì đó. - Thế còn dây sống lưng?

đạn xuyên từ bên này sang bên kia. Còn nhiều vết thương ở dưới thấp và cả ở chân nữa.

- Enrique, xin hãy tha lỗi cho em.

- Chẳng có gì để tha thứ cả. Nhưng có điều bất tiện là anh không thể làm tình được nữa…” [39;276].

Nỗi đau ở đây đâu chỉ là của riêng đàn ông mà chính đàn bà, trong trường hợp này lại là người chịu đựng cùng nỗi đau ấy, nỗi đau của sự bất lực. Nhân vật Francis Macomber (Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis

Macomber) cũng vậy: “Vợ hắn có một sắc đẹp mê hồn và nàng hãy còn đẹp ở

châu Phi, nhưng ở xứ hắn, nàng đã hết thời đối với mọi người và cả với nàng để có thể bỏ hắn, hắn biết điều đó. Nếu hắn đã khá hơn với phụ nữ thì hẳn nàng đã bắt đầu lo sợ hắn kiếm một cô vợ mới, trẻ đẹp hơn. Nhưng nàng quá hiểu hắn để khỏi phải lo lắng về điều đó. Dẫu sao thì hắn là người rất độ lượng, như thể đấy là đức tính tốt đẹp nhất ở hắn nếu không xem là điều tệ hại nhất” [39;233].

Ngay cả tự truyện về cuộc đời mình, Hemingway cũng không ngại ngần phô bày cái gọi là bất lực ở đàn ông. Đây là đoạn ông viết về người bạn văn chương của mình - Scott Fitzegerald: “Rất lâu sau này, nhân lúc chúng tôi tình cờ có mặt tại Paris sau khi Zelda đã trải qua cái mà hồi ấy gọi là cơn suy sụp thần kinh đầu tiên, Scott mời tôi đi ăn trưa tại quán Miachaud ở góc phố Jacob và Saints - Pères. Anh nói có chuyện vô cùng quan trọng muốn hỏi, một chuyện mệnh hệ với anh hơn mọi thứ trên đời… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Sau rốt, khi chúng tôi đã chuyển sang ăn bánh anh đào và uống bình rượu cuối cùng, anh mới nói, “anh biết tôi chưa từng ngủ với ai khác ngoài Zelda”.

“Không, tôi không biết.”

“Tôi tưởng đã kể cho anh nghe rồi”…

nào sung sướng được, và đấy là nguyên nhân chính khiến cô ấy đau khổ. Cô ấy bảo đó là vấn đề kích thước. Từ khi nghe cô ấy nói, tôi không còn cảm thấy bình thường nữa, và tôi cần phải biết sự thật là thế nào” [37;238].

Cái chuyện “có mệnh hệ hơn mọi thứ trên đời” ấy xem ra ám ảnh rất lớn, Hemingway cảm nhận được điều đó. Chính từ cái mặc cảm bất lực này mà đối với một số nhân vật nam, nữ giới trở thành đối tượng cần phải cảnh giác? Tất nhiên, khái niệm bất lực ở các nam nhân vật mà Hemingway tạo dựng như các nhà nghiên cứu nhận định không chỉ dừng ở chuyện ân ái nam nữ mà đích thực là chuyện nữ quyền: hạnh phúc của người phụ nữ sẽ ra sao nếu bạn tình của họ bất lực? Về điều này, quả thực các nhân vật của Hemingway đã sa vào một cái vòng luẩn quẩn không lối thoát. Từ những vết thương về thể xác, những chấn động về tinh thần dẫn đến sự bất lực. Sự bất lực lại gây đau đớn, dằn vặt. Hiện tượng này, theo “lý thuyết”, trên một phương diện nào đó là khổ dâm. Fanita đã viện dẫn nhận định của Deleuze: “Hồi hộp (lo âu) cũng là biểu hiện của khổ dâm” để nói về các nam nhân vật của Hemingway là vì vậy.

Nhiều người còn truy tầm dấu vết “khổ dâm” từ những bất thường của các cuộc tình mà Hemingway miêu tả. Chúng luôn gắn liền với sự đổ vỡ, chia lìa, thậm chí là cái chết. Nếu trong các tác phẩm của mình, Hemingway xây dựng nên các cặp đôi (vợ chồng, người tình) thì sớm muộn gì các cặp đôi đó cũng có những kết cục không mấy tốt đẹp kể cả họ có yêu nhau mặn nồng hoặc lợi dụng nhau. Không có một tác phẩm nào các cặp đôi của Hemingway đi đến cái đích cuối cùng, kiểu sống với nhau đến đầu bạc răng long: Jake - Brett (Mặt trời vẫn mọc) kết cục là chẳng đi đến đâu do vết thương quái ác của Jake; Henry - Catherine (Giã từ vũ khí) kết cục là chia lìa vì cái chết của Catherine; Jordan - Maria (Chuông nguyện hồn ai) kết cục là chia lìa do Jordan bị trọng thương, nằm chờ chết; Liz - Jim (Trên miệt Michigan) rồi cũng sẽ chẳng đi đến đâu vì người con gái trong trắng nhạy cảm ấy đã bị

thương cả thể xác và tâm hồn khi yêu Jim, Harry và vợ (Tuyết trên đỉnh

Kilimanjaro) cũng sắp tan đàn sẻ nghé vì vết thương hoại tử trong cuộc đi

săn, anh ta đang nằm chờ chết, cặp vợ chồng người Mỹ (Chim bạch yến cho

ai) được khen là tử tế trên chuyến tàu về Paris “để thu xếp mỗi đứa một

nơi”… Hôn nhân càng không phải là sợi dây bền chặt gì. Hemingway miêu tả rất nhiều về những cặp vợ chồng li dị hoặc sắp li dị trong tác phẩm của mình. Thậm chí có cả những người vợ đoạt mạng chồng!

Có thể nói “chia lìa” trở thành đã mô típ quen thuộc khi Hemingway miêu tả về các cặp đôi. Mặc dù có những tác phẩm của Hemingway được mệnh danh là “viết hay nhất về chiến tranh và tình yêu trong lịch sử văn chương” thì kết cục cuối cùng của tình yêu cũng là chia lìa, đổ vỡ. Với các cặp đôi của Hemingway, con người sống trong hành hạ, giày vò, gây đau khổ chính mình hoặc cho người khác. Sự chán chường, buồn đau len lỏi cả vào những giây phút ân ái của các nhân vật... Với Hemingway, tình dục gần như đồng nghĩa với sự đau khổ. Mặc dù sự gây khổ và chịu đựng đau khổ không chỉ giới hạn ở phạm vi tình dục giữa các nhân vật trong tác phẩm của ông. Nó có thể mở rộng ở nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ khác.

Trong thực tế, nữ giới thường mắc phải căn bệnh khổ dâm nhiều hơn (hoặc chí ít nó cũng được biểu hiện nhiều hơn). Krafft cho rằng khổ dâm cơ bản là thuộc về “nữ tính”. Tuy nhiên, đáng lưu ý trong các tác phẩm của Hemingway, biểu hiện khổ dâm ở nam giới lại nổi bật hơn. “Hemingway phơi bày lên trang viết sự đau khổ của các nhân vật của ông, nỗi đau của nam giới dưới bàn tay phụ nữ chiếm ưu thế” [86;20]. Tác giả cho rằng biểu hiện khổ dâm của các nhân vật nam trong tác phẩm của Hemingway là hành động “nộp mình cho phụ nữ”. Diễn đạt cách khác là sự quy phục nữ quyền, như Jake, Macomber...: “Jake Barnes trong Mặt trời vẫn mọc và Ferederic Henry trong

Trong bài Yếu tố khổ dâm trong tác phẩm của Hemingway (Elements of

Masochism in Hemingway’s Work), một nhận định trực tiếp được đưa ra:

“Hemingway miêu tả khổ dâm tinh tế và ấn tượng ở rất nhiều tác phẩm của ông. Điều này đã được công nhận bởi các nhà phê bình, kể cả những người theo phân tâm học” [86;47]. Quả thực nhiều nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết phân tâm học của Freud để lí giải hiện tượng này. Điểm chung ở họ là đều cho rằng Hemingway có những ám ảnh thời thơ ấu do chứng kiến sự áp đặt của người mẹ đối với cha của ông.

Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Hemingway được coi là “thế giới đàn ông không có đàn bà” (đây cũng là nhan đề một tập truyện của Hemingway), ở đó nam tính là đặc tính nổi bật. Đây được xem như là biểu hiện của phản ứng ngược từ những ẩn ức tuổi thơ. Richard Fantina trong bài

Hemingway và phức cảm tính nữ (Hemingway and the feminine complex) đã

tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu như sau: “Hemingway từng chứng kiến việc mẹ mình hoàn toàn lấn át chế ngự cha mình, và cậu thanh niên Hemingway đã quyết tâm tránh khỏi định mệnh tương tự. Điều này giải thích vì sao cuối cùng ông lại có một cá tính cực kỳ nam tính” [86;85]. Họ cho rằng Hemingway luôn có ý thức “xóa bỏ vai trò hình mẫu của người cha để tạo ra một người đàn ông mới” [86;86]. Nhưng nếu như vậy, hẳn Hemingway phải tạo ra những mẫu nhân vật nam thống trị nhân vật nữ để thỏa mãn khát khao tự thoát khỏi áp chế của nữ giới mà ông vừa là kẻ chứng kiến vừa phần nào đó là nạn nhân? Thực tế lại không phải vậy. Trong các tác phẩm của Hemingway, dấu ấn “khổ dâm” tập trung nhiều ở các nhân vật nam. Trong mối quan hệ với nhân vật nữ, nhân vật nam phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát. Jack trầy trật đến ê chề trong khao khát hoan lạc với Brett (Mặt trời vẫn

mọc), Nick mang nỗi đau bội phản bạn bè (Odgar) khi ân ái cùng Kate

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 79 - 93)