Xu hướng nữ tính và sự hoán đổi giới tính

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 93 - 105)

TƯƠNG QUAN NHÂN VẬT NỮ NAM

3.2.2.1. Xu hướng nữ tính và sự hoán đổi giới tính

Như trên đã nêu, tác phẩm của Hemingway không có nhiều nhân vật nữ. Đó là thế giới của đàn ông và những biểu hiện của nam tính. Nhìn qua các nội dung Hemingway miêu tả ta thấy có rất ít môi trường cho nhân vật nữ tồn tại. Chính vì vậy mà có người nhận định rằng: “Có điều lạ là nhà văn danh tiếng này, một trong nhà văn xây dựng rất thành công những câu chuyện tình yêu

say đắm lòng người lại không hề xây dựng được một nhân vật nữ nào trọn vẹn trên phương diện nghệ thuật” [18;194] hoặc: “Các nhà phê bình tiểu thuyết Hemingway cho rằng ông không thể xây dựng thành công nhân vật nữ. Ông chỉ thành công khi xây dựng thế giới đàn ông không có đàn bà” [6;171].

Có thời điểm, Hemingway đã trở thành mục tiêu phê phán số một của các nhà phê bình nữ quyền. Họ buộc tội ông vì đã đưa ra các hình mẫu thành kiến giới tính trong tác phẩm của mình: Đàn ông giàu tình cảm, chung thủy; đàn bà lăng loàn, độc ác, nanh nọc… Những lời phê bình có tính ủng hộ nam nữ bình quyền đã phần nào xói mòn danh tiếng văn chương của Hemingway trong một số lĩnh vực học thuật và làm giảm bớt việc nghiên cứu về các tác phẩm của ông trong nhà trường. Tuy nhiên, cũng chính các lời phê bình đó đã mở ra con đường cho việc đánh giá lại các tác phẩm của ông trên nhiều bình diện rộng hơn trong những năm gần đây. Việc này đã đem lại ánh sáng mới về các nhân vật nữ (cũng như điểm mạnh ở họ) của Hemingway và đã giúp phát lộ sự nhạy cảm của ông đối với các vấn đề giới tính, và từ đó làm dấy lên những băn khoăn về giả định trước đó rằng các tác phẩm của ông chỉ đơn thuần mang chất nam tính?

Qua tìm hiểu tác phẩm của Hemingway, có thể thấy sự vắng bóng đàn bà chỉ là biểu hiện bề ngoài, trên mặt tương quan về giới của hệ thống nhân vật. Dấu ấn nữ tính rất đậm nét trong tác phẩm của Hemingway. Ngay cả những tác phẩm vắng bóng đàn bà ta vẫn thấy nó được những biểu hiện. Susan F. Beegel ở bài Santiago và người phụ nữ bất diệt: Xác định giới biển trong

“Ông già và biển cả” (Santiago and the Eternal Feminine: Gendering La Mar in “The Old Man and the Sea”) đã coi biển cả là một người phụ nữ vĩ

đại. Tác giả này cũng nêu những đặc điểm về thiên tính nữ trong tác phẩm của Hemingway. Dường như luôn có một người phụ nữ bá quyền ngầm ẩn trong hầu hết các tác phẩm của ông. Nhân vật nam của ông nam tính, là những

“gentleman” nhưng mang nhiều “thiên tính nữ”: Dễ xúc động, dễ tổn thương, bị động... Không chỉ ở Ông già và biển cả, nếu quy chuẩn để xác định giới trong tất cả tác phẩm của Hemingway thì dấu ấn nữ tính cũng rất đậm nét. Hầu hết các nam nhân vật trung tâm, nhân vật chính của Hemingway đều có những đặc điểm này. Bài viết này cũng chỉ ra những “địa hạt” thuộc nam tính hoặc nữ tính để từ đó soi chiếu cách xây dựng tính cách nhân vật của Hemingway.

Ngay cả ngoại diện của các nam nhân vật ở một số tác phẩm của Hemingway, đằng sau cái vẻ nam tính, sự mạnh mẽ dường như vẫn “tiềm ẩn” một chút gì đó mềm mại, uyển chuyển vốn không hợp với phái tính của họ: “Francis Macomber rất cao, thân hình chắc nịch và nếu bạn không bận tâm đến dáng xương hơi dài, mái tóc đen cắt ngắn như thể một gã chèo thuyền, môi hơi mỏng thì hắn là một người đẹp trai” [39;214].

Hoặc cụ thể và rõ ràng hơn: “Vào lúc ấy Scott đã là một người đàn ông nhưng trông trai tơ với khuôn mặt phảng phất giữa đẹp trai và xinh xẻo. Anh có mái tóc gợn sóng rất sáng màu, cái trán cao, đôi mắt phấn khích và thân thiện, còn cái miệng Ailen môi dài mềm mượt ấy cô gái nào có được thì phải gọi là mỹ nhân. Cái cằm anh chỉnh chu, hai mắt xinh xắn và chiếc mũi khiêm nhường đẹp đến mức thanh tú” [36;187].

Những nam nhân vật của Hemingway phần lớn hoạt động, hiện diện với tư cách là “con người cơ bắp” nhưng đồng thời họ là những con người giàu lòng trắc ẩn và tình thương yêu. Về bản thân Hemingway, đã có người nhận định về ông cũng ở dạng như vậy. Bên ngoài với vẻ bặm trợn bất cần đời nhưng bên trong bao chứa một tâm hồn đa cảm và dễ xúc động. Asselineau cho rằng: “ở ông (Hemingway) có một người mềm và một người cứng. Người cứng thích quyền Anh, săn bắn, ẩu đả, chiến tranh. Trái lại người mềm xót xa về những nỗi đau” [18;43]. Còn Marx-Pol Fouchet thì mô tả Hemingway như

“một ông thầy dạy võ với những bông hoa lưu li trong bụng”. Họa sỹ tờ New York thể hiện “tâm hồn” ông bằng hình vẽ một cánh tay gân guốc, to quá cỡ đầy lông lá và tay kia ngượng nghịu nắm chặt một bông hồng. Như đã nêu, Hemingway, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, trước sau trong sáng tác vẫn kể về cuộc đời mình. Ông trung thành với những trải nghiệm bản thân như chất liệu quan trọng để kiến tạo tác phẩm. Phải chăng bởi vậy mà các nam nhân vật mà ông kiến tạo phần nào đó soi chiếu những nét tính cách của cuộc đời ông.

Ngay cả các địa hạt được dành riêng cho nam tính đã nêu ở trên vẫn có dấu ấn của nữ tính: Kẻ đi săn đau buồn khi con mồi bị giết chết, võ sỹ đấu bò trăn trở suy tư khi kết liễu con vật đối đầu với mình, những người lính đau khổ, buồn bã, trăn trở khi tiêu diệt kẻ thù... Hemingway đã tạo nên sự sóng đôi giữa “con người cứng” và “con người mềm” ở các nhân vật của ông. Trong truyện ngắn Ông lão bên cạnh cái cầu, giữa khung cảnh ồn ào của chiến tranh nổi bật lên hình ảnh một ông già ngồi trầm tư bên chiếc cầu. Ông chưa muốn rời khỏi vùng chiến sự vì còn lo cho mấy con vật mà ông yêu thương. Ông trăn trở về số phận những con dê cái, những con chim bồ câu, con mèo… Không có một dòng nào lên án chiến tranh nhưng tình thương yêu của con người đã làm nổi bật lên cái phi lý và phi nghĩa của chiến tranh.

Chàng trai Enrique trong truyện ngắn Chẳng có ai chết trước khi bị giết bởi những loạt đạn của kẻ thù đã thả con chim mocking ra khỏi chiếc lồng giam giữ nó: “Con chim trong lồng lại khẽ kêu lên rồi cất tiếng hót, người đàn ông trẻ nhìn nó. Rồi anh đứng dậy, tháo chốt cửa, mở lồng ra. Con chim thò đầu ra ngoài ô cửa mở, rụt vào rồi lại thò ra, đưa mỏ mổ vào góc cửa. Bay đi, chàng trai khẽ nói. Không có cạm bẫy nào dành cho mày đâu” [39;267]. Dường như khát vọng tự do của con người đã gửi gắm cả vào đôi cánh bay của chú chim nhỏ bé. Chỉ một chi tiết tưởng chừng như đơn giản này thôi,

cũng đủ để thấy sự chính nghĩa ở những người chiến đấu cho tự do như Enrique. Họ biết yêu quý và trân trọng sự sống, dẫu chỉ là sự sống của những sinh linh bé nhỏ.

Ở Sông lớn hai lòng, ấn tượng với người đọc là hình ảnh Nick tung con châu chấu nhỏ bé lên trời và thúc giục nó bay đi cùng hình ảnh Nick tháo con cá hồi nhỏ ra khỏi lưỡi câu và thả nó xuống dòng nước. Những con người như Nick, tưởng đã chai sạn đi bởi bom đạn và giết chóc của chiến tranh vẫn có những hành động đẹp xuất phát từ cái gốc nhân bản của con người. Trong tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai, nhân vật Agustin (một trong những nhân vật có tính cách cá biệt nhất) đã ban cho con ngựa xám của Robert Jordan phát đạn nhân đạo vì không đành lòng khi chứng kiến sự đau đớn của nó. Lòng trắc ẩn, tình thương của con người trong sáng tác của Hemingway có lẽ biểu hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Ông già và biển cả. Những phẩm chất tốt đẹp đó chủ yếu biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người và thế giới loài vật. Chính bởi giàu tình thương yêu mà trong nội tâm ông lão Santiago có sự mâu thuẫn lớn vừa muốn giết con cá kiếm lại vừa xót xa cho nó. Tuy vậy tình thương yêu của ông lão không chỉ dừng lại ở đây. Dường như ông trải lòng với tất cả những con vật mà ông gặp trên biển (tất nhiên là trừ một số loài như sứa, cá mập…). “Lão thương cho lũ chim đặc biệt là loài nhạn đen bé nhỏ, mỏng manh, cứ bay và tìm kiếm mãi nhưng hầu như chẳng tìm thấy gì” [34;26]. Rồi ông lão lại băn khoăn vì tại sao tạo hóa lại sinh ra loài chim yếu đuối ấy trong khi đại dương lại rộng lớn và nghiệt ngã. Lão yêu quý lũ cá chuồn, cá heo coi chúng như những người bạn gần gũi trên đại dương. Lão thương xót cho cả họ hàng nhà rùa vì hầu hết mọi người đều đối xử ác độc với chúng: “Hầu hết mọi người đều ác độc với rùa bởi trái tim rùa vẫn đập trong nhiều giờ sau khi đã bị xẻ thịt phanh thây” [34;32].

nhân vật này nhưng chủ yếu là so sánh ở ngoại diện, hoàn cảnh và hành động. “Cách Hemingway miêu tả lại bàn tay dang thành hình chữ thập thâm bầm nứt nẻ của ông già khiến có những người liên tưởng tới hình ảnh Chúa bị đóng đinh câu rút” [26;721]. Theo chúng tôi, điểm giống nhau giữa ông lão Santiago và chúa Jesus còn phải kể đến lòng nhân từ, tình thương yêu rộng lớn của con người này. Không những thế, chúng tôi còn thấy cái nhìn và suy nghĩ của ông lão đánh cá này nhiều khi có những điểm rất gần với giáo lý của nhà Phật: mạng sống của mọi sinh linh đều đáng quý như nhau. Đây cũng là một mặt của tính nhân văn mà các tác phẩm của Hemingway chuyển tải.

Tuy nhiên cái thiên tính nữ ở các nhân vật nam của Hemingway không làm giảm đi sự cuốn hút ở họ mà thậm chí ngược lại. Chính vì vậy Bersani cho rằng “đối với nhân vật nam của Hemingway, sự kết hợp của tính cách phụ nữ vào họ không làm giảm đi nam tính của họ”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có điều này bởi dấu ấn nữ giới đã hằn sâu vào tuổi thơ (và cả khi trưởng thành) của Hemingway. Cơ bản vẫn là sự áp chế, thống trị của giới nữ: “Grace (mẹ của Hemingway) đã cho cậu bé Hemingway và chị gái Marcelline ăn mặc như là hai trẻ sinh đôi, lúc thì mặc đồ con trai, khi lại mặc đồ con gái. Những nhà phê bình và viết tiểu sử Hemingway đã luận bàn nhiều về sự “sinh đôi” này. Brenner nhận định, khi còn nhỏ, Hemingway đã chứng kiến sự xuất hiện của những thành viên mới trong gia đình, tất cả những thành viên đó đều được cha mẹ ông vui mừng chấp nhận, và tất cả họ đều là nữ (cậu em trai Leicester chào đời khi Hemingway 15 tuổi), và có thể ông đã cảm nhận thấy sự yếu thế của con trai vì “sự xuất hiện liên tục của đám con gái… đã thuyết phục ông rằng con gái là thứ được ưa chuộng hơn” [86;87]. Như Eby đã viết: “Cậu bé con bị coi là con sinh đôi với chị gái mình và bị ép để kiểu tóc như con gái đã lớn lên và không thể tưởng tượng ra được điều gì gợi cảm hơn là cặp tình nhân song sinh

với kiểu tóc giống hệt nhau” [86;87]. Những kiểu tóc trùng khớp đó, hoặc là những đoạn hội thoại về kiểu tóc đó, đã xuất hiện trong Giã từ vũ khí, Đảo

giữa dòng, Vườn Eden, Lễ hội không ngừng, Nơi tốt đẹp cuối cùng (The Last Good Country) và trong nhiều tác phẩm khác của Hemingway.

Không có nghĩa là nam giới thì nhất thiết phải cứng rắn còn nữ giới thì yếu mềm, chúng tôi muốn đặt những đặc tính nam nữ trong quan niệm truyền thống vốn có ở Mỹ về giới tính để thấy nó ảnh hưởng như thế nào đến Hemingway và đâu là sự điều chỉnh của ông. Ở nước Mỹ, đến tận cuối thế kỷ XIX, về mặt tự nhiên, nữ giới và nam giới vẫn được coi là hai mặt đối lập bổ trợ cho nhau. Trong thực tế, xã hội Mỹ được phân chia thành hai nửa của nam giới và nữ giới, và mỗi nửa đều gắn liền với những giá trị mang đặc trưng giới tính riêng. Nửa của nam giới đòi hỏi những phẩm chất cứng rắn về tình cảm và đạo lý cần thiết để tồn tại trong thế giới cạnh tranh. Trong khi đó nửa của nữ giới, như là một nơi trú ẩn, được gắn với những phẩm chất được Welter gọi là “những đức tính cơ bản” (cardinal virtues) của nữ giới: thanh khiết, mộ đạo (piety), chuyên tâm việc nhà (domesticity), và dễ bảo (submissiveness). Những “quy chuẩn” này có lẽ cũng không chỉ dừng lại ở nước Mỹ. Hầu hết xã hội Đông Tây kim cổ đều mặc nhiên thừa nhận điều này. Nó cũng chính là ngọn nguồn phát sinh ra cuộc đấu tranh nữ quyền. Ngay cả việc có giữ nguyên những quy chuẩn như vậy hay làm một cuộc cách mạng thay đổi nó cũng đã làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ những nhà nữ quyền luận. Bằng cách thể hiện những dấu ấn nữ tính ở các nhân vật nam, dường như Hemingway đã tạo nên được một sự giao thoa về giới. Chính sự giao thoa này dường như đã phần nào đó góp phần xóa đi những mặc định tạo nên ranh giới nam nữ.

Trong quá trình tìm hiểu nhân vật nữ của Hemingway, các nhà phê bình dần gặp nhau ở một điểm khi phân chia những nhân vật nữ trong tác phẩm của Hemingway thành hai nhóm: những nhân vật không còn nữ tính

(castrators) hoặc những nô lệ của tình yêu (love-slave), hoặc là những phụ nữ rắc rối (bitches) hoặc là những người bạn đời - thể hiện sự đơn giản trong sự phân đôi được cho là phản ánh tư duy thành kiến giới tính (sexist mind-set) của chính Hemingway.

Dạng “không còn nữ tính” có lẽ muốn nói đến những kiểu phụ nữ như Brett (Mặt trời vẫn mọc), Margot (Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Francis

Macomber), Pilar (Chuông nguyện hồn ai)... Eby đã cho rằng phụ nữ với thuộc

tính của nam giới xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Hemingway. Tuy nhiên theo chúng tôi ngay cả những người phụ nữ được xếp vào dạng này có lúc hoặc khi cần cũng biểu lộ rõ rệt chất nữ tính. Đơn cử ở Brett. Cô xuất hiện như một người đàn ông với nhiều biểu hiện từ vẻ bề ngoài đến hành động, phong cách cư xử. Thậm chí Hemingway còn để cho Jake gọi Brett là man (đàn ông). Nhưng có lúc cô hiện lên như một “nhi nữ thường tình”. Về ngoại diện, cái vẻ đàn ông của Brett với mái tóc cắt ngắn, cách ăn mặc một mặt được coi là “sự khởi đầu công khai của người phụ nữ thống trị” nhưng mặt khác dường như biểu hiện cái duyên của một người phụ nữ hiện đại. Năm 1927, một bài báo có tựa đề “Tính nữ - Một phong cách mới” (Feminist - New Style) trên tạp chí Harper’s Magazine, đã tuyên bố rằng: “hình tượng người phụ nữ hiện đại mới xuất hiện là một hình tượng tổng hợp của một cô gái tinh nghịch kết hợp sự tự do thân thể, bản năng giới tính, và sự bền bỉ của các cô gái trẻ trung sành điệu với sự quyết đoán bình quyền và tính nữ truyền thống, là hình tượng người phụ nữ có thể kết hợp thú vui, nghề nghiệp và hôn nhân một cách hạnh phúc. Với những nam thanh niên tiến bộ của thời đại ấy, người phụ nữ mới này có vẻ là người bạn đời hoàn hảo - không e dè, sáng dạ và sẵn sàng tham gia vào công việc, vui chơi và tình dục” [123;173]. Có thể thấy phần nào đó Brett mang một phần cái “chuẩn của thời đại”. Chính vì vậy, Rena Sanderson đã nhận định: “Cô chính là sự tương phản của những người phụ nữ thế hệ Victoria

trước đó luôn mặc áo nịt ngực, áo viền đăng ten và bó thắt người. Vẻ bề ngoài của cô có vẻ như những nữ minh tinh Hollywood nổi tiếng thời đó (ví dụ như ngôi sao Clare Bow) và từ các hình ảnh quảng cáo (ví dụ như trên các tạp chí

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong tác phẩm của Ernest Hemingway từ góc độ nữ quyền luận Chuyên ngành: Lí luận Văn học (Trang 93 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w