Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chuỗi giá trị thịt lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 27 - 31)

Yếu tố tự nhiên

Khí hậu thời tiết là yếu tố không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến nguồn thức ăn, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi lợn thông qua nguồn thức ăn của chúng. Huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ với mùa đông nhiệt độ xuống thấp còn mùa hè nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn nuôi. Cùng với đó là độẩm cao dễ

làm cho các loại thức ăn, cám chăn nuôi bị hỏng… • Yếu tố kỹ thuật

Quy trình kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng lợn gồm: đáp ứng đủ

nhu cầu thức ăn về số lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của lợn ở các độ tuổi; Cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ sinh khu vực chăn nuôi…; Thực hiện

đầy đủ quy trình kỹ thuật trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn sẽ bảo đảm phát huy tối đa đặc tính di truyền của giống, nâng cao tỷ lệ nuôi sống, nâng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

cao năng suất và chất lượng sản phẩm. • Yếu tố sản xuất

Trong chuỗi giá trị thịt lợn, hầu hết các tác nhân đều có đầu vào chính là đầu ra của tác nhân đứng liền trước. Tuy nhiên, đối với tác nhân đầu tiên là hộ chăn nuôi, đầu vào sẽ là lợn giống (nếu bản thân hộ không tự sản xuất

được), thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, đây là những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên khi giá cảđầu vào tăng mạnh, giá thành thịt lợn hơi và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo.

- Giống: Chọn con giống tốt là bước khởi đầu quyết định đến năng suất chất lượng và thu nhập của người chăn nuôi. Ở huyện Khoái Châu hiện nay các hộ đều nuôi chủ yếu giống lợn lai: cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh trưởng tốt nên lợi nhuận thu được nhiều hơn. Theo tình hình dịch bệnh những năm gần đây thì các hộ chăn nuôi đã tăng số

lợn nái để phát triển con giống và giữ nguyên hoặc giảm nhẹ số lượng lợn thịt

để tránh rủi ro nên nguồn giống trong huyện đủ cung cấp cho các hộ nuôi. Hơn nữa để chọn được con giống ưng ý các hộ dân cũng chủ yếu dựa trên sự

tin tưởng từ các mối quan hệ quen biết trước đó. Việc thụ tinh tạo con giống trong hộ dân là cho con lai giữa nái địa phương với lợn đực ngoại. Đặc điểm của giống lợn nái nội là có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc nhưng có nhiều

đặc tính ưu việt: chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn

địa phương, mắn để, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó các giống lợn ngoại lại lớn nhanh và cho nhiều nạc. Việc lai tạo giữa các giống lợn nội với các giống lợn ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Hiện nay cũng có nhiều công ty cung cấp con giống chất lượng cao song do giá cảđắt và tốn phí vận chuyển nên hộ chăn nuôi gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 đình ít có điều kiện mua được.

- Thức ăn và công tác thú y: Thức ăn cho chăn nuôi cũng là một yếu tố

quan trọng không kém yếu tố giống, nó quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Lợn là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi nhưng để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường thì chúng cần phải được cho ăn thường xuyên. Chính vì thế, nguồn nguyên liệu thức ăn đòi hỏi phải được đảm bảo một cách

đầy đủ và kịp thời. Chất lượng của nguồn thức ăn sẽ quyết định năng suất và chất lượng của đàn lợn. Thức ăn cho lợn gồm nhiều loại có nguồn gốc khác nhau. Về cơ cấu, thức ăn cho lợn phải được đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các yếu tố: chất thô, chất bột, chất đạm và muối khoáng. Theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp hiện nay thì lượng thức ăn công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu, cung cấp đủ dinh dưỡng hơn nên thời gian chăn nuôi được rút ngắn. Mạng lưới thức ăn chăn nuôi cũng phổ biến rộng rãi đến các xã, thôn rất tiện lợi cho người dân. Trên địa bàn xã cũng có rất nhiều cửa hàng thức ăn chăn nuôi của các công ty lớn: Con Cò, CP, Dabaco, AF, Champion... Nhưng bên cạnh sự tiện lợi thì giá cả của các loại thức ăn luôn biến động và thường có xu hướng tăng khiến cho chi phí chăn nuôi cao và giá thành sản phẩm tăng theo. Công tác thú y cũng đã được người dân chú trọng, tiêm phòng dịch cho lợn con hay mời nhân viên thú y khi lợn bị ốm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Chuồng trại: Các hộ nông dân có kiểu xây dựng chuồng trại truyền thống là chuồng hở với điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên khó phòng chống dịch bệnh dẫn đến năng suất không cao. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa ngày nay có mô hình chuồng nuôi trang trại khép kín đảm bảo các yếu tố: ánh sáng, hệ thống quạt mát và sưởi ấm cho từng mùa, máng ăn và nước uống sạch tạo điều kiện thuận lợi cho lợn phát triển nhanh, giảm thiểu tỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

- Ngoài ra các chi phí khác như nguyên vật liệu, năng lượng,… cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình sản xuất. Chẳng hạn, chỉ cần mất điện diễn ra vài ngày, nếu không chủđộng được máy phát điện, các hộ chăn nuôi lợn, cơ sở chế

biến thịt lợn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và làm giảm đáng kểđến kết quả và hiệu quả sản xuất, đặc biệt là những hộ có quy mô chăn nuôi sản xuất lớn.

Mối liên hệ giữa các tác nhân

- Sự gắn kết của các tác nhân tạo nên tính minh bạch của chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn. Các tác nhân không có sự liên kết sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, đồng thời với giá bán sản phẩm thay đổi, dẫn tới giá trị gia tăng trong sản phẩm biến động theo chiều hướng tiêu cực.

- Các hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị qua các khâu có hoạt động hỗ trợ

cho từng tác nhân trong chuỗi và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động hỗ trợ tốt dẫn

đến khả năng luân chuyển hàng hóa trong chuỗi tốt hơn, hoạt động hỗ trợ kém và không phát triển dẫn tới quá trình luân chuyển hàng hóa trong chuỗi không

đảm bảo, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng lâu hơn, nếu không có biện pháp bảo quản tốt thì chất lượng sản phẩm sẽđi xuống.

- Tính minh bạch và chính thống của thông tin phản hồi: Các tác nhân trong chuỗi có phản hồi thông tin cho nhau, nếu thông tin phản hồi tốt thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của chuỗi. Hệ thống phản hồi thông tin có tác dụng đi từ tác nhân người tiêu dùng đi lên tới tác nhân đầu tiên nằm trong các kênh tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng phản hồi đến người bán buôn, bán lẻ và cuối cùng thông tin phản hồi tới người sản xuất sau đó người sản xuất sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng thông tin và đánh giá nên phân phối sản phẩm cho kênh nào... dẫn đến giá trị gia tăng của chuỗi sẽổn định hoặc biến đổi theo yếu tốđó.

Các yếu tố khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

phát triển của chuỗi giá trị thịt lợn. Tuy nhiên, không chỉ quan tâm đến quan hệ cung – cầu – giá cả, vấn đề lưu thông phân phối, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đặc biệt quan trọng do một tỷ lệ lớn sản phẩm thịt lợn người tiêu dùng ưa chuộng là sản phẩm thịt lợn tươi sống chưa qua chế biến. Ngoài ra, những hộ chăn nuôi lợn rất dễ gặp khó khăn khi giá cả thị trường biến

động: khi giá thịt lợn giảm hộ chăn nuôi sẽ gặp thua lỗ ứng xử thông thường là giảm quy mô chăn nuôi dẫn đến thiếu cung giá lại tăng; Do vậy, hộ chăn nuôi rất khó có giải pháp phù hợp để đối phó. Điều này cũng được giải thích do đối tượng sản xuất là những sinh vật sống với những đặc thù nhất định, không giống như sản xuất kinh doanh những hàng hóa khác.

- Dịch bệnh: Thông thường, nếu xảy ra dịch bệnh thì tác nhân hộ chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên, các tác nhân khác có bị ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng, thậm chí thiệt hại không nhiều. Có một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chăn nuôi đã chỉ ra rằng, đối với các hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi có quy mô lớn, nếu kinh doanh có lãi liên tục trong vài năm, chỉ cần xảy ra một lần bịđại dịch là toàn bộ quá trình kinh doanh đó có thể chuyển từ lãi thành lỗ, thậm chí có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán, khôi phục được phải mất thời gian dài, thậm chí là phá sản.

- Giá cả: Là yếu tố chính của hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và người chịu ảnh hưởng của giá cả phần lớn là nông dân. Họ luôn là người bị động, giá cao thì có lợi nhuận nhưng không cao, còn không may đúng đợt giá thấp thì phải chịu thua lỗ. Do vậy, cần đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng này, cải thiện đời sống cho người nông dân là tác nhân chính tạo ra sản phẩm của chuỗi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 27 - 31)