Hoạt động của các tác nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 64 - 78)

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.

4.2.3. Hoạt động của các tác nhân

a. Hộ chăn nuôi

Kết quảđiều tra cho thấy các hộ chăn nuôi không có sự khác biệt nhiều vềđộ tuổi và số nhân khẩu nhưng điều kiện phục vụ chăn nuôi lại có sự khác biệt giữa các nhóm hộ: giàu, trung bình và nghèo như sau:

* Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của nhóm hộđiều tra:

Bảng 4.7: Tài sản phục vụ chăn nuôi BQ/hộđiều tra

Diễn giải Đv tính Theo loại hộ

Hộ khá/giàu Hộ trung bình Hộ nghèo 1.Về số lượng

Diện tích chuồng trại m2 93,21 59,66 30 Máy bơm nước cái 1,86 1,792 1,33

Bóng sưởi cái 1,64 2,15 0,33

Bóng điện cái 3,93 4,02 3,67

Vòi uống nước cái 4,72 2,13 0,33

Quạt cái 3,64 3,09 1 Khác 0,79 0,189 0 2.Về giá trị đầu tư Chuồng trại 1000đ 53214,29 33641,51 28333,33 Máy bơm nước 1000đ 2561,54 1642,26 1116,67 Bóng sưởi 1000đ 302,5 236,47 80 Bóng điện 1000đ 252,89 146,02 76,67 Vòi uống nước 329,17 158,54 50 Quạt 1721,43 1065,33 925

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

Khác 1714,29 276,32 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Diện tích chuồng nuôi bình quân của các hộ là 25-40 m2 và đã có một vài hộ mở rộng quy mô lên đến trên 200m2. Trong các nhóm hộ, diện tích chuồng nuôi của nhóm hộ khá/giàu lớn nhất bình quân là 93,21m2, nhóm hộ

TB có nguồn thu chính từ chăn nuôi thì diện tích chuồng là 59,66m2, và nhỏ

nhất là chuồng nuôi của nhóm hộ nghèo 30m2. Để xây dựng được chuồng nuôi người dân phải sử dụng một số vốn không nhỏ chi phí của hộ khá/giàu là 53,214 triệu đồng, nhóm hộ trung bình chi 33,64 triệu đồng và ít nhất là chi phí của nhóm hộ nghèo cũng lên đến 28,333 triệu đồng. Do vậy, nhóm hộ

nghèo nếu có nhu cầu mở rộng quy mô phát triển kinh tế thì rất cần đến sự hỗ

trợ và ưu đãi về nguồn vốn, chính sách của nhà nước. Ta cũng thấy, sựđầu tư

cho tài sản cố định có sự chênh lệch, nhóm hộ khá/giàu có sự đầu tư nhiều nhất có giá trị 6,881triệu đồng, tiếp đến là hộ TB 3,524 triệu đồng và nhóm hộ

nghèo do nguồn vốn mỏng nên sự đầu tư cho cơ sở vật chất ít hơn là 2,348 triệu đồng. Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ đang phổ biến này thì xây dựng chuồng trại truyền thống có mức chi phí không quá lớn. Chi phí tập trung vào tài sản cốđịnh của chuồng trại nhưng lại sử dụng trong thời gian dài (15-25 năm) nên mức khấu hao thấp. Ngoài ra, các phụ kiện lắp đặt thêm về

hệ thống chiếu sáng, máng ăn, nước uống khá đơn giản, chi phí không cao các hộ dân có thể xoay sở được. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh hiện nay thì hệ

thống chuồng hở không còn an toàn với chăn nuôi. Người chăn nuôi muốn thu

được lãi cao và không bị thiệt hại do dịch bệnh thì cần xây dựng chuồng trại có quy mô khép kín, tuân thủ chế độ khử trùng nghiêm ngặt. Và chi phí cho mô hình mới này sẽ lớn hơn gấp nhiều lần mô hình chuồng trại cũ.

* Nguồn vốn chăn nuôi của các hộđiều tra:

Hiện nay, khi các KCN mọc lên như nấm xung quanh địa bàn huyện Khoái Châu thì nghề chăn nuôi theo mô hình nông hộ ít lãi với thời gian kéo dài không còn được người dân mặn mà. Có hộ gia đình chăn nuôi là để tận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

dụng phụ phẩm và tranh thủ thời gian nhàn rỗi nên hoàn toàn có thể chủđộng về nguồn vốn. Bên cạnh đó, một số hộ muốn mở rộng quy mô có nhu cầu vay vốn nhưng lại không có điều kiện về mặt bằng đất đai. Do vậy, thực tế lượng vốn vay và số hộ dân vay vốn đầu tư cho chăn nuôi trong huyện không nhiều chiếm khoảng 31,43%.

Bảng 4.8: Nguồn vốn chăn nuôi của các hộđiều tra

Diễn giải ĐVT Tính chung Phân loại hộ Hộ khá/giàu Hộ TB Hộ nghèo 1.Vay vốn Có Hộ 22 4 17 1 Không Hộ 48 10 36 2 2.Số tiền vay Tr.đ 62 93,33 58,4 13 3.Nguồn vay Chính thống Tr.đ 45 83,33 39,07 13 Không chính thống Tr.đ 17 10 19,33 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Trong các hộ vay vốn thì nhóm hộ có thu nhập trung bình chiếm đến 77,27% nhóm hộ khá, giàu là 18,18%. Nhưng xét đến lượng vốn vay thì nhóm hộ khá giàu có tổng lượng vốn vay lớn nhất bình quân là 93,33 triệu

đồng trong đó vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp chiếm 89,29% (83,33 triệu

đồng). Các hộ TB có tổng vốn vay bình quân là 58,4 triệu đồng, vay từ ngân hàng chiếm 66,90% còn lại là vay không lãi từ họ hàng hay lãi cao ở bên ngoài chiếm 33,1%. Các hộ chăn nuôi vay vốn chủ yếu để sửa sang lại chuồng trại, mua con giống và thức ăn chăn nuôi. Nhưng ngày nay, các công ty thức ăn chăn nuôi có dịch vụ rất tốt: vận chuyển đến tận nơi với số lượng lớn, thậm chí còn cho lấy chịu đến khi lợn được xuất chuồng với điều kiện mức giá tăng lên khoảng 5000 đồng/bao tùy theo từng đại lý. Tính ra số tiền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

trả thêm cũng tương đương hoặc cao hơn lãi ngân hàng không đáng kể nhưng không có thủ tục phức tạp nên người dân đa số lựa chọn lấy chịu.

* Thức ăn chăn nuôi:

Chăn nuôi hiện nay rất tiện lợi vì có nhiều loại cám tăng trọng được phục vụ tại các đại lý trong xã huyện dễ bảo quản, dễ cho ăn lại không tốn thời gian nấu chín cầu kỳ như chăn nuôi truyền thống. Thức ăn cũng rất đa dạng phong phú theo từng thời kỳ phát triển của lợn, có thể dễ dàng phối trộn các loại thức ăn, tính toán lượng dinh dưỡng đảm bảo đủ khẩu phần để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài cám đậm đặc, người chăn nuôi có thể trộn thêm bột ngô, bột sắn, cám gạo kết hợp thêm rau xanh và cho ăn 2 bữa/ngày thay vì 3 bữa cám nấu chín/ngày như trước đây. Phương thức chăn nuôi của các hộ dân cũng đã được thay đổi hoàn toàn chuyển sang thức ăn công nghiệp do tiết kiệm được nhiều thời gian và nhiên liệu. Hơn nữa, trong điều kiện mùa đông giá rét việc cho ăn thức ăn sống còn giúp cho chuồng trại khô thoáng sạch sẽ.

Bảng 4.9: Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của các hộđiều tra

ĐVT: % Diễn giải Tính chung Phân loại hộ Hộ khá/giàu Hộ TB Hộ nghèo 1.Nguồn thức ăn sử dụng Mua 100 100 95 76 Tự cung cấp 5 24 2.Tỷ lệ các hộ sử dụng TA Hộ có mua cám đậm đặc 7,82 16,82 6,305 2,05 Hộ có mua cám hỗn hợp 68,13 69,11 68,34 49,99 Hộ mua TA phụ phẩm NN 24,05 14,07 25,35 47,96 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Bảng điều tra cho thấy có tới 68,13% hộ chăn nuôi sử dụng cám hỗn hợp cho toàn chu kỳ chăn nuôi, ngoài ra kết hợp với 7,82% cám đậm đặc và 24,05% thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ sử dụng các loại cám giữa các nhóm hộ cũng có sự khác biệt. Nhóm hộ nghèo do có thu nhập chính từ cả

chăn nuôi và trồng trọt nên tận dụng rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp (47,96%) và lượng cám mua (49,99%) ít hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Ngược lại rõ rệt là nhóm hộ giàu có ít lao động trong nông nghiệp nên chăn nuôi chủ yếu bằng cám mua ở đại lý (85,93%) và kết hợp thêm ít thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp (14,07%).

* Công tác thú y của các hộ chăn nuôi:

Với trình độ học vấn được nâng cao và những thảm họa do dịch bệnh mang lại gần đây khiến người dân ý thức hơn với công tác phòng bệnh trong chăn nuôi. Công tác thú y cũng được các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ mở

trạm thú y của xã, huyện để tiện cho hộ chăn nuôi đến hỏi tư vấn và gọi chữa bệnh khi đàn lợn có dấu hiệu ốm. Người dân cũng chủđộng tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, mạng internet,… về các thời kỳ tiêm phòng của lợn nái, lợn con để từ đó chủ động tiêm phòng cho lợn hoặc mời nhân viên thú y về hỗ

trợ. Lợn nái phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh dịch tả, tụ

huyết trùng, phó thương hàn,…Đối với lợn con, thời gian tiêm phòng hiệu quả nhất là lúc lợn mới sinh được 5-10 ngày tuổi, tiêm nhắc lại lúc 1-1,5 tháng. Mỗi giống lợn và từng giai đoạn sẽ dễ mắc những bệnh khác nhau: lợn con dễ mắc bệnh khoảng từ 1-2 tháng tuổi, lợn choai là 3-4 tháng tuổi,… từ đó sẽ có cách ứng xử của người dân trong từng nhóm hộ khác nhau. Ta có bảng điều tra sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Bảng 4.10: Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộđiều tra ĐVT: % Diễn giải Tính chung Phân loại hộ Hộ khá/giàu Hộ TB Hộ nghèo 1.SD vacxin phòng bệnh 91,43 85,71 92,45 100 2.Tỉ lệ hộ có sử dụng Vx Dịch tả 61,43 64,29 64,154 0 Tụ huyết trùng 45,71 57,14 43,39 33,33 Bệnh tai xanh 54,29 57,14 54,72 33,33 Bệnh khác 12,86 7,14 11,32 66,66 3.Ứng xử khi lợn bị bệnh Tự chữa 75,71 78,57 77,36 33,33 Mời nhân viên thú y 20 21,43 18,87 33,33 Kết hợp cả hai 14,29 7,14 15,09 33,33 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Do tâm lý bị ảnh hưởng từ các đợt dịch bệnh lớn vài năm gần đây nên người dân đã có ý thức đề phòng cao khi chăn nuôi. Cụ thể là có đến 91,43% hộ chăn nuôi tiêm vacxin phòng bệnh cho lợn trong đó các loại bệnh được người dân lưu ý hơn cả là bệnh dịch tả, tai xanh, tụ huyết trùng…Trong huyện cũng đã có nhiều cửa hàng thuốc và dịch vụ thú y xong ứng xử của người dân khi lợn bị bệnh vẫn theo truyền thống là tự chữa, sau khi không thấy khỏi mới

đi mời cán bộ thú y. Ứng xử này của người dân cần được tuyên truyền thêm

để nâng cao cảnh giác với bệnh dịch để tránh lan rộng trực tiếp gây thiệt hại cho chính người chăn nuôi, sau đó là ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

* Kết quả sản xuất chung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

con/hộ, riêng hộ nghèo số lượng đầu lợn ít hơn hẳn hai hộ còn lại chỉ có trung bình 8,5 con/hộ. Đa số các hộ đều tự sản xuất, chủ động được con giống, chỉ

có một số hộ phải mua thêm con giống là hộ có quy mô lớn trên 30 con. Nguồn mua con giống của các hộ cũng đều do quen biết tin tưởng nhau từ lâu ở các mối ngay trong xã. Do phương thức chăn nuôi chủ yếu bằng cám CN nên thời gian nuôi một lứa của hộđược rút ngắn xuống còn 4-4,5 tháng. Tuy nhiên, nhóm hộ

nghèo do nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp nên thời gian chăn nuôi kéo dài trên 5 tháng. Qua đây, ta thấy sự chênh lệch giữa cách chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi theo công nghiệp, kéo dài thời gian chăn nuôi chính là làm tăng thêm mức độ rủi ro của sản phẩm. Bảng 4.11: Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt Tính BQ/hộ Diễn giải ĐVT Tính chung Phân loại hộ Hộ khá/giàu Hộ TB Hộ nghèo Sốđầu lợn BQ/lứa Con 15,36 14,4 15,85 8,5 Số lợn tự sx Con 10,16 9,4 10,39 8,5 Số lợn mua thêm Con 5,32 5,3 5,67 0 Thời gian nuôi BQ/lứa Ngày 146,85 148,5 145,72 165 Sản lượng thịt XC BQ/lứa Kg 1698,84 1608,82 1752,33 910,21 Khối lượng BQ con Kg 110,63 111,72 110,55 107,08 Giá bán BQ 1000đ/kg 39,188 38,216 39,316 41,108 Doanh thu /lứa Tr.đ 67207,03 60836 69906,11 35634 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Khối lượng trung bình của một con lợn xuất chuồng là 110,16 kg cao hơn nhiều so với cân nặng trung bình của lợn chăn nuôi truyền thống là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

khoảng 80kg. Với thời gian chăn nuôi được rút ngắn và trọng lượng bình quân tăng nên người chăn nuôi thu được mức lãi trung bình khá cao là 450- 500 ngàn đồng/ con. Giá bán lợn hơi bình quân là 39,188 ngàn đồng không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm hộ do chịu ảnh hưởng chung theo giá thị

trường. Doanh thu bình quân một lứa đạt 67,2 triệu đồng. Xét theo quy mô giữa các nhóm hộ thì nhóm có số lượng đầu lợn bình quân nhiều hơn sẽ có doanh thu cao hơn cụ thể là nhóm hộ TB có doanh thu chính từ chăn nuôi đạt 69,91 triệu đồng/ lứa với 15,85 con trong khi nhóm hộ nghèo với 8,5 con lợn chỉ đạt doanh thu 35,634 triệu đồng. Qua đây ta có thể thấy nếu tăng quy mô

đàn lợn thì thu nhập của hộ chăn nuôi sẽđược tăng lên. Phỏng vấn sâu đối với lao động chăn nuôi để tính công lao động thì các hộ chăn nuôi chỉ có một lao

động thường xuyên chuẩn bị thức ăn và dọn dẹp chuồng trại với thời gian bình quân 6 giờ một ngày. Ngoài ra thời gian nhàn rỗi có thể làm thêm các việc khác như chăm sóc cây cối, nuôi gà, vịt…

b. Hộ giết mổ

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 7 hộ giết mổ của các xã Nhuế Dương, Bình Kiều, Đại Hưng là những hộ giết mổ có kinh nghiệm và uy tín. Qua khảo sát cơ sở giết mổ đều là ở tại gia đình với những dụng cụ giết mổ đơn giản bao gồm: máng, nước sôi, thùng gỗ lớn hoặc thau chậu để trữ thịt, nồi, dao nhọn, dao phay, cần một con dao chọc tiết, lưỡi dài 2 gang tay, rộng bản 15 centimet, lưỡi cong hơn sống, mũi nhọn,…Công cụ của hộ giết mổ đều là công cụ thủ công nên chi phí không cao, phần lớn các hộđều tự chủ động về

nguồn vốn chiếm 78,57%, có một số ít hộ giết mổ quy mô lớn cần vay thêm vốn cho nhu cầu mua lợn hơi. Đa số các hộ giết mổ đều móc nối trước với người bán lẻ nên số lượng thịt xẻ sẽ được tiêu thụ ngay nên không tốn diện tích kho chứa và bảo quản. Với điều kiện này các hộ giết mổđều tự chủđộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

tươi sống nên các hộ giết mổ với số lượng 1-2 con một ngày vừa đủ cho tiêu thụ và mức độ hoạt động thường xuyên là 7 ngày trong tuần. Biến động số đầu lợn mổ một ngày không lớn kể cả khi giá thịt trên thị trường tăng hay giảm do đây là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày có mức cầu ổn định. Tuy nhiên, vào dịp tết Nguyên đán hay mùa cưới vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì lượng cầu thịt lợn tăng có thể gấp 2 lần. Những tháng bình thường hộ

giết mổ khoảng 45 con nhưng đến tháng cao điểm có thể lên đến 90 con góp phần tiêu thụ hơn 9 tấn thịt lợn hơi. Giá mua lợn do người giết mổđưa ra theo giá thị trường và có sự mặc cả thêm của người bán tùy theo mối quan hệ có thể có sự dao động chênh lệch. Thường các tác nhân đều ở trong cùng xã, huyện và có mối quan hệ lâu dài từ trước nên việc mua bán rất dễ dàng.

Bảng 4.12: Kết quả sản xuất của hộ giết mổ

(Tính trong 1 ngày)

Hoạt động cung ứng ĐVT Giá trị

Số con BQ/ngày Con 1.17

Sản lượng BQ/ ngày Kg 106.83 Giá mua vào/kg thịt 1000đ 39,19 Giá bán ra/kg thịt 1000đ 57,2

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Thu nhập của hộ giết mổ là chênh lệch giá bán ra trừ chi phí giết mổ và giá mua lợn hơi. Tuy nhiên, với những hộ giết mổ kiêm bán lẻ thì họ còn được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)