Phân tích tài chính trong chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 78 - 98)

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.

4.2.4Phân tích tài chính trong chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Khoái Châu

4.2.4.1 Phân tích chuỗi giá trị kênh 1

Kênh 1: Hộ

• Hộ chăn nuôi

Trước tiên phân tích kênh tiêu thụ 1 là kênh tiêu thụ ngắn nhất từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng trực tiếp và chiếm khoảng 38,53% tổng sản lượng thịt hơi. Đây cũng là kênh tiêu thụ đặc trưng với các chợ nhỏ lẻ trong quy mô các xã. Qua điều tra và phân tích số liệu ta thấy những hộ chăn nuôi bán sản phẩm cho hộ giết mổ bán lẻ thường có quy mô nhỏ với số đầu lợn dưới 10 con. Những hộ này rơi vào hộ nghèo và chăn nuôi nhỏ thiên về cách chăn nuôi truyền thống thường tận dụng thức ăn phụ phẩm nông nghiệp, ít sử

dụng thức ăn công nghiệp nên chi phí thấp nhưng chu kỳ chăn nuôi kéo dài (khoảng 152 ngày). Tuy nhiên, người tiêu dùng lại đánh giá cao với thịt lợn ít dùng tăng trọng nên giá lợn này thường cao hơn 2-3 ngàn đồng/kg.

Trong chi phí trung gian, chi phí giống và thức ăn chiếm tỷ trọng rất cao (98,66%). Các hộ chăn nuôi nhỏ có thể tự sản xuất con giống nên chi phí con giống được giảm nhẹ chiếm 23,73%. Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm hơn 70% chi phí trung gian nên những hộ mua thức ăn hoàn toàn có chi phí

đầu tư lớn hơn những hộ có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Theo kết quả trong bảng thì giá trị sản xuất tạo ra trên 1000đ chi phí trung gian(GO/IC) là 117 đồng, thu nhập hỗn hợp được tạo ra tương ứng là 16 đồng. Như vậy hiệu quả kinh tế thu được từ chăn nuôi lợn là không cao. Giá trị gia tăng được

Hộ chăn nuôi Giết mổ, bán lẻ Người tiêu dùng GO:3881,05 IC:3317,99 VA:563,05 %VA: 51,6 GO:4512,83 IC:3954,74 VA:558,09 %VA:48,4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

tạo ra cho 100kg hơi khá lớn là 563,05 ngàn đồng. Do chu kỳ sản xuất kéo dài ta có bảng 4.15 là kết quả tính toán cho một chu kỳ chăn nuôi trong bình quân 152,7 ngày và do một lao động làm việc 6h/ngày tạo ra sản lượng thịt xuất chuồng trung bình 840,5kg/lứa. Kết quả cho thấy thu nhập bình quân của một lao động chăn nuôi lợn chỉđạt 43,45 ngàn đồng/ngày

Bảng 4.15: Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi (Tính cho 100kg lợn hơi) Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi Giá trị sản xuất 1000đ 3881,05 Chi phí biến đổi 1000đ 3317,99 a. Chi phí giống 1000đ 787,5 b. Chi phí thức ăn 1000đ 2486,17 c. Chi phí cho thú y 1000đ 7,9 d. Chi phí khác 1000đ 36,43

Giá trị gia tăng(VA) 1000đ 563,05

Lãi suất 1000đ 17,02 MI 1000đ 517,47 Khấu hao 1000đ 45,59 GO/IC 1,17 VA/IC 0,17 MI/IC 0,16 Thu nhập 1 LĐ/ngày 1000đ 43,45 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Nhận xét chung về hiệu quả chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi, ta thấy nhìn chung là có lãi. Nếu các hộ tập trung chăn nuôi quy mô lớn sẽ tiết kiệm

được nhiều chi phí và tăng lãi ròng, tăng thu nhập. Tuy nhiên, xét về thu nhập của hộ theo ngày thấp hơn so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác trong khu vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

Giữa các hộ chăn nuôi có mối liên hệ hàng xóm, họ hàng với nhau nên khá thân thiết. Họ thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm và khoa học trong thức ăn và phòng dịch bệnh. Các hộ tham gia Hội nông dân và các Câu lạc bộ chăn nuôi để tiện trao đổi kiến thức học hỏi lẫn nhau. Đồng thời, các Hội này cũng được cấp nguồn vốn hỗ trợ với mức lãi ưu đãi cho các thành viên trong hội. Trong chăn nuôi hiện nay mối liên hệ giữa nhà chăn nuôi với các cơ sở bán TACN và DV thú y cũng khá thường xuyên. Các cơ sở bán thuốc thú y và TACN ở ngay trong xã nên các hộ dễ dàng đến tham khảo và

được tư vấn.

• Hộ giết mổ bán lẻ

Các hộ giết mổ bán lẻ trong kênh tiêu thụ giết mổ với số lượng ít để bán trong ngày nên bình quân giết mổ 1,2 con/ ngày. Do hộ giết mổ mua lợn với giá của hộ chăn nuôi nhưng bán với giá của hộ bán lẻ bán trên thị trường. Doanh thu của hộ giết mổ thu được sau bán lẻ là 4512,83 ngàn đồng.

Bảng 4.16 : Hiệu quả sản xuất của hộ giết mổ bán lẻ

(tính cho 100kg lợn hơi)

Diễn giải ĐVT Hộ giết mổ bán lẻ

Doanh thu (GO) 1000đ 4512,83 Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3954,74 Chi phí mua lợn 1000đ 3881,05 Chi phí vận chuyển 1000đ 36,15 Chi phí khác 1000đ 37,54 Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 558,09

Khấu hao 1000đ 27,64

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 530,46

GO/IC 1,14

VA/IC 0,14

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

VA/ngày 1000đ 651,11

Thu nhập 1 LĐ/ngày 1000đ 309,43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Ta thấy chi phí chiếm đến 98,44 % chi phí trung gian chính là chi phí mua lợn còn chi phí cho dụng cụ giết mổ chiếm phần trăm rất nhỏ (1,56%), do vậy, có thể thấy hoạt động giết mổ hoàn toàn là thủ công đơn giản. Song sự chênh lệch giá mua lợn và bán thịt sau khi mổ khá lớn nên doanh thu của hộ giết mổ thu được cao. Giá trị tăng thô được tạo ra trên 100kg lợn hơi là 558,09 ngàn đồng và sau khi trừ hết các phí, thuế được thu nhập hỗn hợp là 530 ngàn đồng/100kg lợn hơi. Các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động giết mổ

cũng khá cao. Trung bình cứđầu tư 1000 đồng chi phí thì hộ giết mổ thu được 13,4 đồng.

Mức giết mổ bình quân một ngày bình thường của hộ giết mổ là 1,167 con tương đương 106,83 kg, vậy trong một tháng hộ giết mổ bình quân hơn 4 tấn lợn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy ngành hàng thịt lợn lưu thông. Thu nhập bình quân/ 1 LĐ/ngày đạt 309,43ngàn đồng là mức thu nhập cao,

đặc biệt khi so sánh với mức thu nhập của hộ chăn nuôi (43,46 ngàn đồng). Các hộ giết mổ bán lẻ và hộ chăn nuôi đa sốđều ở cùng xã nên giữa họ

có sự liên hệ trực tiếp thường xuyên với nhau. Thông tin liên hệ chủ yếu là giá lợn hơi, phương thức chăn nuôi và giá lợn bán lẻ. Đôi khi cần gấp các tác nhân có thể liên hệ qua điện thoại trước một ngày để hẹn mua và bán. Các tác nhân thỏa thuận miệng với nhau về giá cả và ngày bán, giá cả thường do người giết mổ đưa ra dựa theo giá thị trường. Do số lượng ít nên các hộ chăn nuôi được thanh toán luôn toàn bộ số tiền bán lợn ngày hôm đó. Tác nhân giết mổ và chăn nuôi đã có mối liên hệ qua lại lâu dài nên đều tin tưởng lẫn nhau về giá cả và chất lượng. Hộ giết mổ thường tự vận chuyển lợn bằng xe máy của gia đình, người chồng sẽđi bắt và chở lợn về còn người vợ thồ thịt lợn xẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

rồi ra chợ bán.

Sơ đồ kênh tiêu thụ và tính toán chi phí cho thấy giá trị gia tăng tạo ra trong kênh khá lớn, tác nhân chăn nuôi tạo ra giá trị tăng thêm là 563,05 ngàn

đồng sau khoảng 152 ngày, còn tác nhân giết mổ làm tăng thêm giá trị là 558,09 ngàn đồng trong 1 ngày. Vậy tổng giá trị tăng thêm trong kênh đạt 1121,14 ngàn đồng.

4.2.4.2. Phân tích chuỗi giá trị kênh 2

Kênh 2:

• Hộ chăn nuôi

Kênh tiêu thụ 2 các tác nhân đi chuyên môn hóa hơn ở các khâu: sản xuất, giết mổ và đưa sản phẩm thịt lợn đến gần người tiêu dùng. Do vậy các hộ chăn nuôi cũng chăn nuôi với số lượng lớn hơn và hộ giết mổ cũng tăng sản lượng giết mổ hàng ngày để cung cấp cho các hộ bán lẻ. Các hộ chăn nuôi có sốđầu lợn trên 10 con/ hộ và chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp. Doanh thu trên 100kg hơi là 3900,01 ngàn đồng trừđi toàn bộ chi phí biến đổi thu được giá trị gia tăng là 530,36 ngàn đồng. Chu kỳ chăn nuôi của hộ rút ngắn còn 145,7 ngày với đàn lợn bình quân 14,1 con/lứa.

Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất và chi phí không chênh lệch nhiều với nhóm hộ chăn nuôi ở kênh 1 nhưng kết quả của lao động đã có sự

tăng lên do tăng số lượng đầu lợn (công LĐ/ngày đạt 68,34 ngàn đồng). Tác nhân hộ chăn nuôi tạo ra giá trị thô là 530,36 ngàn đồng chiếm 43,50% giá trị

toàn chuỗi. Hộ chăn nuôi Giết mổ, bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng GO:3900,01 IC:3369,66 VA:530,36 %VA:43,50 GO:4367 IC:3971,12 VA: 395,88 %VA: 32,47 GO:4720,82 IC:4427,92 VA: 292,91 %VA: 24,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 Bảng 4.17 : Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi (Tính cho 100kg lợn hơi) Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi Giá trị sản xuất 1000đ 3900,01 Chi phí biến đổi 1000đ 3369,66 a. Chi phí giống 1000đ 822,69 b. Chi phí thức ăn 1000đ 2506,09 c. Chi phí cho thú y 1000đ 12,62 d. Chi phí khác 1000đ 28,24

Giá trị gia tang 1000đ 530,36

Lãi suất 1000đ 39,34 Khấu hao 1000đ 42,36 MI 1000đ 487,99 GO/IC 1,16 VA/IC 0,16 MI/IC 0,14 VA/ngày 1000đ 55,73 MI/ngày 1000đ 51,28 Thu nhập 1 LĐ/ngày 1000đ 68,34 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013) • Hộ giết mổ bán buôn

Hộ giết mổở kênh này có giá bán thấp hơn kênh 1 song do sản lượng giết mổ tăng lên 2-3 con/ngày nên thu nhập của hộ giết mổ giảm không đáng kể. Chi phí mua lợn chiếm đến 98,2 % tổng chi phí chứng tỏ quy mô giết mổ dù tăng lên song phương pháp của các hộ cũng không có gì cải tiến. Tính toán

đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế thì với 1000 đồng chi phí sẽ tạo ra 101 đồng doanh thu và các chỉ số VA/IC, MI/IC đều dương nên nhìn chung là hộ giết mổ có lãi. Xét đến chỉ tiêu hiệu quả trong một ngày hoạt động của người dân thì giá trị gia tăng VA là 1029,28 ngàn đồng cao hơn hộ giết mổ bán lẻở kênh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

1 do nhiều hơn về số lượng đầu lợn được giết mổ trong ngày.

Bảng 4.18: Hiệu quả sản xuất của hộ giết mổ bán buôn

(Tính cho 100kg lợn hơi)

Diễn giải ĐVT Hộ giết mổ bán buôn Cơ cấu (%)

Doanh thu 1000đ 4367 100

Chi phí trung gian 1000đ 3971,12 90,93 Chi phí mua lợn 1000đ 3900,01 98,20 Chi phí vận chuyển 1000đ 33,33 0,84

Chi phí khác 1000đ 37,78 0,95 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị gia tang 1000đ 395,88 9,07

Khấu hao 1000đ 52,25 13,2 MI 1000đ 343,63 86,8 GO/IC 1,01 VA/IC 0,0997 MI/IC 0,087 VA/ngày 1000đ 1029,28 MI/ngày 1000đ 893,44 Thu nhập 1 LĐ/ngày 1000đ 297,81 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Hộ giết mổ có mối liên hệ với ít nhất 10 tác nhân chăn nuôi để lấy hàng khi cần thiết. Thậm chí hộ giết mổ còn tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi và các loại thuốc thú y có tác dụng phòng chữa bệnh dịch tốt cho hộ chăn nuôi. Hộ

giết mổ cũng thông qua sự giới thiệu của các hộ chăn nuôi để tìm thêm nguồn hàng vào những dịp lễ tết hay khi nguồn hàng khan hiếm. Giữa các hộ giết mổ

có sự cạnh tranh về nguồn hàng hay thị trường tiêu thụ nhưng đồng thời cũng có quan hệ qua lại để nắm bắt thị trường giá cả trong từng thời điểm. Phương thức vận chuyển các hộ vẫn sử dụng xe máy làm phương tiện chính chỉ vào những dịp lễ tết giết mổ nhiều mới thuê xe thồ. Sau khi bắt lợn hộ giết mổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

chậm sau 4-8 ngày do có sự quen biết và tin tưởng nhau dựa trên sự quen biết hợp tác lâu năm. Giá bán của hộ giết mổ là 4367 ngàn đồng tạo ra giá trị gia tăng là 395,88 ngàn đồng cho 100kg lợn hơi chiếm 32,47% tổng giá trị gia tăng của chuỗi.

• Hộ bán lẻ

Tác nhân hộ bán lẻ có vai trò đưa sản phẩm thịt lợn tươi sống đến nhiều người tiêu dùng hơn và nhanh hơn. Chi phí chính của hộ bán lẻ là mua thịt từ

hộ giết mổ chiếm 98,62% trong cơ cấu vốn. Qua đây, giá bán thịt lợn cũng tăng lên 4720,82 ngàn đồng/100kg và tạo ra giá trị tăng thêm của chuỗi là 292,91 ngàn đồng. Mức lãi thu được của người bán lẻ cũng khá lớn nên tiền công lao động của người bán lẻ là 113,68 ngàn đồng/ ngày tuy có thấp hơn so với hộ giết mổ xong cao hơn nhiều so với hộ chăn nuôi.

Bảng 4.19: Hiệu quả sản xuất của của hộ bán lẻ

(Tính cho 100kg lợn)

Diễn giải ĐVT Hộ bán lẻ Cơ cấu (%)

Doanh thu 1000đ 4720,82 100

Chi phí trung gian 1000đ 4427,92 93,8

Chi phí mua lợn 1000đ 4367 98,62

Chi phí vận chuyển 1000đ 60,92 1,38 Giá trị gia tang 1000đ 292,91 6,2

Khấu hao 1000đ 8,08 2,76 MI 1000đ 284,78 97,22 GO/IC 1,07 VA/IC 0,07 MI/IC 0,06 VA/ngày 1000đ 120,5 MI/ngày 1000đ 113,68 Thu nhập 1 LĐ/ngày 1000đ 113,68 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

phân loại thịt bán cho người tiêu dùng để hưởng lợi nhuận chênh lệch. Hộ bán lẻ trao đổi với người giết mổ hàng ngày về giá cả, lượng tiêu thụ và khả năng tiêu thụ của từng thời điểm vì hộ giết mổ là người cung cấp lượng thịt lợn chính cho họ. Đặc biệt lượng tiêu thụ và thái độ phản ánh của khách hàng đều

được nhà bán lẻ thu thập và cung cấp lại cho các nhà giết mổ. Hộ bán lẻ

thường xuyên tiếp nhận thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng về chất lượng, thị hiếu cụ thể là 84,51% có sự trao đổi thường xuyên.

Kênh tiêu thụ tạo ra tổng giá trị thô là 1219,14 ngàn đồng trong đó chiếm phần trăm lớn nhất là hộ chăn nuôi 43,50%, tiếp đến là hộ giết mổ bán buôn 32,47% và cuối cùng là hộ bán lẻ chiếm 24,03%. Xét về thời gian tạo ra lượng giá trị gia tăng thì hộ giết mổ tạo ra giá trị lớn nhất và là tác nhân quan trọng trong đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của chuỗi nên cần có những biện pháp hỗ trợ sự phát triển mở rộng quy mô của tác nhân này từđó tạo động lực cho hộ chăn nuôi mạnh dạn tăng quy mô sản xuất thu lợi nhuận cao.

4.2.4.3. Phân tích chuỗi giá trị kênh 3

Kênh 3:

Ở kênh tiêu thụ 3 ngoài tác nhân giết mổ và bán lẻ giống kênh 2 thì có thêm tác nhân chế biến có hoạt động biến đổi về chất của thịt lợn tươi, góp phần đưa sản phẩm thịt lợn đến gần bữa cơm gia đình và làm phong phú thực

đơn cho bữa ăn đồng thời giải quyết được một phần khó khăn trong bảo quản thịt lợn tươi. Hiệu quả sản xuất của các tác nhân được thể hiện dưới đây:

Bán lẻ Hộ chăn nuôi Giết mổ, bán buôn Chế biến Người tiêu dùng GO:4056,65 IC:3428,38 VA:628,27 %VA:45,34 GO:5049,125 IC:4799,53 VA:249,6 %VA:18,1 GO:4694,78 IC: 4406,57 VA: 288,21 %VA:20,8 GO:4367 IC:4147,43 VA:219,57 %VA: 15,84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

• Hộ chăn nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở kênh tiêu thụ này tập trung các hộ chăn nuôi có quy mô lớn hơn kênh 1 và kênh 2, bình quân số lợn /lứa là 35,57 con. Các hộ chăn nuôi chủ yếu theo phương thức bán công nghiệp, sử dụng thức ăn chăn nuôi đến 85,93%, trọng lượng bình quân của lợn xuất chuồng đạt 115,73 kg/con. Hộ chăn nuôi tập trung với số lượng lớn nên thu được sản phẩm đồng đều, chất lượng cao hơn các hộ

chăn nuôi ở kênh 1 và kênh 2. Giá trị thô tạo ra cho chuỗi đạt 628,27 ngàn đồng chiếm 45,34% giá trị của toàn kênh. Xét về hiệu quả kinh tế, cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 118 đồng doanh thu và 15,5 đồng thu nhập hỗn hợp. Tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 78 - 98)