Giải pháp cho từng tác nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 111 - 118)

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.

4.6.2Giải pháp cho từng tác nhân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102

Hộ chăn nuôi hiện nay đang tồn tại các vấn đề: Chi phí chăn nuôi cao (chủ yếu là con giống và thức ăn) khiến cho giá thành cao. Quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ phân tán khó tạo dựng thương hiệu để thu hút đầu tư gắn kết với các tác nhân doanh nghiệp. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ nhưng ứng xử của người dân vẫn còn chậm. Vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện của địa phương để giải quyết phần nào vấn đề trên:

- Tổ chức các lớp tập huấn thay đổi tư duy trong sản xuất của nông dân tùy theo điều kiện tự có và nguồn lực cho phép của địa phương xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp mô hình chuồng chuồng trại khép kín có tác dụng phòng chống dịch bệnh. Thực hiện các chế độ bảo hộ nghiêm ngặt, khử trùng trước khi vào chuồng nuôi, hạn chế người lạ đi lại khu vực chăn nuôi.

- Tập huấn cho hộ chăn nuôi xử lý chất thải qua hầm ủ bioga hoặc xây dựng chuồng trại sử dụng đệm lot vi sinh thân thiện với môi trường, và có nhiều lợi thế kinh tế trong tận dụng nguồn thức ăn cho sự kết hợp của mô hình VAC.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho người dân trong phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm hay mắc ở lợn để giảm thiểu tối đa thiệt hại. Tập huấn những kỹ thuật cơ bản về tiêm thuốc và cách sử dụng thuốc thú y hiệu quả.

- Xây dựng, phát triển mô hình hợp tác xã của nông dân giữ vai trò trung gian trong các khâu dịch vụ: cung cấp nguồn thức ăn, dịch vụ thú y, hướng dẫn kỹ thuật tổ chức sản xuất thống nhất làm theo tiêu chuẩn để chất lượng sản phẩm đồng dều. Ngoài ra, có thể liên kết với các công ty bao tiêu

đầu ta để mở rộng thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 103 đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng công nghiệp hóa.

- Quy hoạch những vùng đất ngoài khu dân cư tạo điều kiện cho hộ

chăn nuôi mở rộng quy mô, phát triển sản suất.

- Phát triển mạng lưới thông tin để nông dân dễ nắm bắt công nghệ mới trong chăn nuôi và chủ động với thông tin thị trường: tình hình bệnh dịch, giá cả nguyên liệu và sản phẩm…Nâng cao tầm hiểu biết, sự chủ động và công bằng của hộ nông dân trong chuỗi

- Gắn kết người chăn nuôi với các tác nhân doanh nghiệp trở thành một chuỗi gắn kết, các chính sách hỗ trợ cho toàn chuỗi sẽ giúp từng mắt xích trong chuỗi được hưởng lợi. Đây là quá trình mà chính sách sẽ tác động theo hướng nâng cao thu nhập cho nông dân. Liên kết chặt chẽ sẽ dần hiện đại hóa, kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra là một cách để tăng giá trị thịt lợn.

b. Giải pháp cho nhóm tác nhân kinh doanh trong chuỗi

Nhằm tạo liên kết chặt chẽ giữa hộ chăn nuôi và các doanh nghiệp thì cần có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào khâu sản xuất bằng các chính sách ưu đãi về hạn điền, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực

Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ chăn nuôi chủ yếu là cung cấp con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân thực hiện chăn nuôi theo tiêu chuẩn. Các ràng buộc được thực hiện trên hợp đồng bằng văn bản thắt chặt trách nhiệm của mỗi bên nhằm tạo ra nguồn thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.

- Các hộ giết mổ cần được đầu tư tư vấn về công nghệ giết mổ hiện đại

đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung các nhóm hộ để xây dựng lò mổ tiêu chuẩn có dấu kiểm định từ đó chuyên môn hóa trong giết mổ tạo ra nhiều sản phẩm an toàn, tạo dựng niềm tin trong người tiêu dùng để mở rộng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 104

thị trường.

Quy hoạch lò mổ cần xây dựng trên điều lệ công bằng và đảm bảo lợi ích của các tác nhân giết mổ.

Các lò mổ tập trung cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chất thải

để tránh cho môi trường không bị ô nhiễm.

Đối với tác nhân bán lẻ cần có giấy phép đăng ký và chứng nhận nguồn gốc của sản phẩm bán ra nhằm kiểm soát chất lượng. Xây dựng thương hiệu, nhãn mác cho sản phẩm để làm rõ xuất xứ ngay từđầu cho người tiêu dùng dễ

nhận biết và tin tưởng.

- Tác nhân bán lẻ cần được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo quản sản phẩm. Là cầu nối giữa đa số người tiêu dùng với hộ giết mổ và hộ chăn nuôi, nắm bắt xu hướng tiêu thụđể từđó hộ chăn nuôi có định hướng phát triển đúng đắn theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Tác nhân này cần tìm nguồn cung thịt lợn từ các lò mổ có uy tín để có thểđảm bảo lợi ích của mình ngay cả trong thòi kỳ dịch bệnh bùng phát.

Tác nhân bán lẻ là người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng nên cần phát triển về nhãn mác sản phẩm, phát triển thương hiệu đảm bảo tồn tại lâu dài. - Để các hộ chế biến mở rộng tiêu thụ cần giới thiệu và tập huấn về

công nghệ, kỹ thuật chế biến đa dạng sản phẩm. Cần có các kiểm định về

nồng độ, và nguồn gốc phụ gia sử dụng trong chế biến để tránh các hộ vì lợi nhuận mà chế biến ra sản phẩm có hại cho người tiêu dùng.

Tác nhân chế biến cần được đầu tư về công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm

Cần có đăng ký nhãn mác riêng cho từng hộ chế biến để từ đó phát triển theo ngành chính thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần có sự tuyên truyền đến người tiêu dùng có ý thức cảnh giác cao trong việc lựa chọn thực phẩm. Tiêu thụ mạnh với những sản phẩm có nhãn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 105

mác, nguồn gốc đảm bảo, hạn chế tiêu dùng những thực phẩm không rõ nguồn gốc đểđảm bảo sức khỏe cho mình và cho người thân. Ứng xử rõ ràng của người tiêu dùng đối với sản phẩm có nguồn gốc là động lực cho người sản xuất và giết mổ ý thức hơn trong việc xây dựng thương hiệu.

- Các hộ có thể tập trung lại xây dựng HTX của mình để thực hiện các dịch vụ nông nghiệp: chuyển giao công nghệ, con giống, cung cấp thức ăn

đảm bảo và thực hiện công tác thú y… Sự hợp tác trao đổi này góp phần thắt chặt liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm tạo sự phát triển bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106

PHN V

KT LUN VÀ KIN NGH

5.1 Kết luận

Chăn nuôi lợn là ngành có lợi thế và tiềm năng phát triển của huyện Khoái Châu do có thị trường tiêu thụ khá rộng lớn lại có giao thông thuận tiện. Nghiên cứu chuỗi giá trị lợn thịt ở huyện góp phần đẩy nhanh sự phát triển và xây dựng hệ thống chuỗi lợn thịt đảm bảo an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Qua nghiên cứu chuỗi giá trị chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Trong tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu, các sản phẩm yêu cầu cao về

chất lượng thì phát triển chuỗi giá trị ngành hàng là biện pháp tối ưu để nắm rõ và tiện quản lý nguồn gốc và quá trình chế biến, vận chuyển bảo quản sản phẩm. Đặc biệt với các nông sản trong nước đều là sản xuất nhỏ lẻ, không theo tiêu chuẩn nên thường bị ép giá và phụ thuộc vào giá cả lên xuống thất thường . Và như vậy thì người chịu thiệt luôn là nông dân- tác nhân chính tạo ra sản phẩm. Phân tích chuỗi giá trị còn chỉ ra được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân để từ đó có chính sách, phương pháp điều chỉnh thích hợp

đảm bảo sự công bằng.

2. Ngành hàng thịt lợn ở huyện Khoái Châu cũng rất tiềm năng về nguồn lực, thị trường phát triển. Nhưng các hộ chăn nuôi chủ yếu theo quy mô hộ gia

đình nhỏ lẻ nên sự liên kết giữa các tác nhân đa số là tự phát rời rạc, tạo ra hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại trực tiếp lên sản phẩm của hộ chăn nuôi và

ảnh hưởng đến giá cả khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nên tạo ra tâm lý chán nản, không phát triển đàn lợn thịt. Qua tổng hợp số liệu từ năm 2011-2013 thì bình quân tổng đàn lợn của huyện tăng 100,4 % gần như là giữ nguyên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107

3. Qua phân tích sâu về chuỗi sản phẩm và các tác nhân trong chuỗi chúng tôi nhận thấy các tác nhân tham gia hoạt động đều có lãi và cao nhất là các hộ

giết mổ có mức lãi bình quân trên 200 ngàn đồng/người/ngày. Tuy nhiên phần lợi nhuận tính ra có sự bất công lớn với tác nhân hộ chăn nuôi là đối tượng chính tạo nên sản phẩm. Trên địa bàn huyện chủ yếu là các hộ chăn nuôi gia

đình quy mô nhỏ nên hình thành 3 kênh tiêu thụ. Trong cả 3 kênh tiêu thụ hộ

chăn nuôi đều có giá trị gia tăng VA lớn nhất nhưng do có chu kỳ chăn nuôi kéo dài hơn 3 tháng nên chịu nhiều rủi ro từ giá cả đầu vào thất thường và dịch bệnh khó kiểm soát nên tính ra thu nhập/ ngày của hộ thấp hơn rất nhiều so với các tác nhân góp phần tiêu thụ. Tính theo kênh tiêu thụ: hộ chăn nuôi bình quân thu nhập/ngày của hộ chăn nuôi là 43,46 ngàn đồng, ở kênh 2 là 63,37 ngàn đồng, kênh 3 là 105,51 ngàn đồng. Như vậy, để tăng thêm lợi nhuận ròng thì hộ chăn nuôi nên tập trung phát triển quy mô đàn lợn, đồng thời tăng cân bằng giữa các tác nhân trong chuỗi để ngành hàng phát triển bền vững.

4. Qua phỏng vấn sâu các hộ điều tra cho thấy mối liên hệ hợp tác giữa các tác nhân còn rất lỏng lẻo, không dựa theo bất cứ tiêu chuẩn nào hay văn bản hợp đồng. Các tác nhân dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau do mối quan hệ làng xóm và làm ăn lâu năm. Sản phẩm của chuỗi là thực phẩm tươi sống mà không có bất cứ một chứng nhận nào về kiểm định của địa phương. Điều này làm giảm năng lực và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và các tác nhân tham gia thị trường, đặc biệt là trong thị trường hội nhập, tự do hóa thương mại như

hiện nay. Sự liên kết giữa các tác nhân, mắt xích trong chuỗi không dựa theo nguyên tắc, hợp đồng mà là các hình thức tự phát bằng miệng làm giảm khả

năng tăng giá trị của sản phẩm trong chuỗi.

5. Các tác nhân trong chuỗi giá trị đều có những thuận lợi và khó khăn khi tham gia thị trường. Hộ chăn nuôi gặp khó khăn do quy mô manh mún, chịu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108

nhiều ảnh hưởng của biến động giá cả đầu vào, đầu ra trên thị trường, thêm vào đó còn cả những dịch bệnh thất thường. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi cũng

được hưởng nhiều ưu đai từ thiên nhiên thuận lợi cho con giống phát triển nhanh, nguồn thức ăn dồi dào và các chính sách hỗ trợ của cơ quan chức năng. Những tác nhân tham gia kênh tiêu thụ gặp khó khăn trong chứng minh xuất xứ

hàng hóa, công tác kiểm định, nợđọng từ khách hàng, phương tiện bảo quản… Nhưng bù lại, có thuận lợi về nguồn cung hàng dồi dào và thị trường tiêu thụ

rộng lớn, tiềm năng, có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Để nâng cấp, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị lợn thịt ở huyện Khoái Châu thì chính quyền cũng như các tác nhân trong chuỗi cần thực hiện các giải pháp: tập trung chăn nuôi quy mô lớn để dễ đồng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng thương hiệu riêng, thắt chặt liên kết bằng cách vận động tác nhân tham gia hợp tác đầu tư, chú trọng đến marketing sản phẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 111 - 118)