* Chế biến
Theo nhận định chung về ngành chăn nuôi lợn Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng bấp bênh, lợn đến tuổi xuất chuồng người chăn nuôi phải bán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
ngay dù gặp thời điểm giá thấp và thua lỗ. Điều này khiến cho người dân chán nản, rụt rè khi tái đàn, hậu quả sau đó vài tháng là nguồn cung giảm, giá lợn hơi lại tăng cao. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay ngành chế biến thịt lợn sẽ giúp giải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ, làm đa dạng nguồn thực phẩm, sản phẩm dễ bảo quản làm giảm áp lực khi cung vượt quá cầu. Theo dự
báo trong 8 năm nữa một nửa lượng thịt trong bữa ăn hàng ngày sẽ được người Việt Nam sử dụng dưới sản phẩm đã chế biến sẵn, do đó chế biến thịt lợn là ngành rất có triển vọng.
Chế biến thịt lợn là lĩnh vực xuất hiện ở nước ta từ lâu nhưng theo phương thức cổ truyền với những sản phẩm như: ruốc, giò, chả, nem chua, nem chạo, heo viên,…Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở tư nhân chế biến thịt lợn truyền thống vẫn sử dụng máy bán cơ giới như xay, ép. Năng lực chế biến, công nghệ thiết bị vẫn ở trình độ thủ công lạc hậu. Các sản phẩm này chủ yếu bao gói bằng lá dong, lá chuối và sử dụng hàn the hoặc phụ gia không rõ nguồn gốc để bảo quản nên độđộc hại cao, dễ bị nhiễm khuẩn, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên địa bàn huyện Khoái Châu có một số cơ sở chế biến với phương thức thủ công như trên. Những ngày thường hoạt động công suất chế biến chỉ khoảng 10-20kg nhưng vào các dịp lễ tết hay mùa cưới thì một cơ
sở có thể sản xuất lên hàng tạ sản phẩm giò, ruốc cung cấp cho các đám.
Tuy nhiên, những cơ sở chế biến này đều tự phát không có đăng ký kinh doanh và không có cơ quan chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm không có nhãn mác, thương hiệu của người sản xuất nên chủ yếu tiêu thụ nội vùng. Hình thức quảng bá sản phẩm chủ yếu do truyền miệng giữa các cá nhân đã sử dụng sản phẩm thấy ngon và do mối quan hệ
thân thiết tin tưởng vào vệ sinh chế biến.
* Tiêu thụ:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
sự ổn định do ảnh hưởng lớn của dịch bệnh bùng phát trên cả nước. Huyện Khoái Châu cũng không phải là ngoại lệ, giá thịt lợn thường ở mức thấp vào 9 tháng đầu năm và tăng lên vào dịp cuối năm do nhu cầu tăng cho lễ tết và mùa cưới. Tuy nhiên, giá tăng lên nhiều hay ít vẫn phụ thuộc vào thị trường, vào nhu cầu của người tiêu dùng còn e dè thịt lợn “không sạch”. Ngoài ra, giá thịt lợn còn phụ thuộc vào giống, giá thịt lợn siêu nạc đắt hơn giá thịt lợn lai. Sản lượng lợn thịt của huyện chủ yếu được tiêu thụ nội vùng chiếm khoảng 86,43%, còn lại phần nhỏ được các thương lái thu gom rồi đổ cho lò mổ các tỉnh lận cận. Bảng 4.2 :Biến động giá thịt lợn hơi năm 2013 Chỉ tiêu Giá (1000đ) Quý I 35 – 37 Quý II 38 – 40 Quý III 44 – 47 Quý IV 48 – 52
(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra của huyện)
Giá thịt lợn đầu năm 2013 thấp do ảnh hưởng của nguồn cung thịt lợn dư thừa từ cuối năm 2012, sức mua trong nước tiêu thụ chậm cộng thêm sản lượng thịt vốn xuất khẩu sang Trung Quốc và Campuchia bị giảm đáng kể. Thêm vào đó là sự tăng giá của các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm giàu năng lượng và giàu đạm. Điển hình như bột cá 28.980 đồng/kg tăng 41,5%, khô dầu đậu tương 13.797 đồng/kg tăng 24%, thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt là 10.284 đồng/ kg tăng 10,2%. Sự tác động này đã khiến số
lượng đầu lợn quý I năm 2013 giảm xuống do người chăn nuôi phải bỏ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45
nên tình hình chăn nuôi của các hộ dân trong huyện Khoái Châu cũng có thể được nói gọn trong câu: “Đầu năm khóc, cuối năm cười”. Đến 6 tháng cuối năm người chăn nuôi đã được hớn hở thu lãi khi giá thịt lợn hơi tăng mạnh lên đến 50.000đ-51.000đ/kg, mức giá cao nhất trong gần ba năm qua, người nông dân có lời khoảng 10.000đ/kg. Mức giá dịp cuối năm đã tăng khoảng 25% so với đầu năm đảm bảo người chăn nuôi có lời khoảng 10-15%.