Liên kết trong chuỗi giá trị thịt lợn * Liên kết ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 98 - 100)

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.

4.2.5.Liên kết trong chuỗi giá trị thịt lợn * Liên kết ngang

* Liên kết ngang

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu trong chuỗi nhằm giảm chi phí, tăng giá bán, tăng khối lượng tiêu thụ hàng hóa… Trong chuỗi giá trị khâu nào có liên kết ngang mạnh sẽ chiếm ưu thế hơn so với các khâu còn lại. Chuỗi giá trị có liên kết ngang mạnh mẽ sẽ góp phần

điều tiết quá trình sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi và chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.

- Tác nhân sản xuất: Trong những năm gần đây phần lớn các hộ chăn nuôi ở huyện Khoái Châu đã bắt đầu có sự liên kết với nhau, gần là sự trao

đổi kinh nghiệm chăn nuôi giữa các hộ dân trong cùng làng, xã. Còn xa hơn là sự trao đổi về giá đầu vào, giá bán lợn theo từng tháng và những kinh nghiệm chăn nuôi, phòng dịch giữa các hộ chăn nuôi lớn ở các xã khác nhau. Tuy nhiên, mối liên kết này còn chưa chặt chẽ thể hiện là sự trao đổi thông tin diễn ra giữa nhiều nhóm lẻ rời rạc nên chưa có sự thống nhất về sử dụng nguyên liệu đầu vào và kỹ thuật chăn nuôi. Điều này khiến cho chất lượng của lợn thịt giữa các hộ chăn nuôi không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về giá bán và hộ

chăn nuôi bị ép giá. Hơn nữa, sự không thống nhất về kỹ thuật và loại thức ăn chăn nuôi tạo điều kiện cho sự tồn tại của nhiều mặt hàng dễ có sự trà trộn của thức ăn kém chất lượng làm giảm hiệu suất chăn nuôi và luôn ở thế bị động khi giá nguyên liệu tăng.

- Tác nhân giết mổ: Tác nhân này thường tồn tại độc lập, giữa tác nhân cùng xã có thể có liên kết mỏng về giá sàn nhưng vẫn tồn tại sự cạnh tranh ngầm về nguồn hàng. Đặc biệt giữa các hộ giết mổ kiêm bán lẻ có thểđưa giá cao hơn để cạnh tranh vào mùa khan hiếm. Các hộ giết mổ hoạt động phân tán và thường không có hệ thống xử lý nước thải nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

tâm có 5-6 sạp hàng nên số lượng hộ bán lẻ thịt lợn là khá lớn. Giữa các hộ

bán lẻ có sự trao đổi thông tin về giá sàn nhưng đôi khi vẫn có sự chênh lệch 1-2 ngàn đồng/kg tùy theo chất lượng thịt lợn và mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đó là sự cạnh tranh ngầm.

- Tác nhân chế biến: Giữa các tác nhân chế biến có mối liên kết càng mỏng hơn do mỗi hộ có công thức chế biến riêng, và độc lập với nhau trong khâu tìm kiếm khách hàng và giữ thị phần ở những thị trường nhất định.

Nhìn chung, mối liên kết ngang trong từng tập thể tác nhân đều chưa có sự ràng buộc chặt chẽ. Đó chỉ là trao đổi thông tin truyền miệng và không hoàn toàn do lợi ích cá nhân. Cần có tổ chức hợp tác trong từng tập thể tác nhân để có sự thống nhất về giá cả kỹ thuật nhằm đảm bảo lợi ích tối đa và tránh bị ép giá.

* Liên kết dọc

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của chuỗi. Mối liên kết này trong chuỗi được thể hiện bằng các việc thường xuyên trao đổi thông tin về số lượng, chất lượng, mẫu mã, cách thức bao gói, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán trong các hoạt động theo chiều dọc của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị, liên kết dọc càng chặt chẽ sẽ đảm bảo tính ổn định, thông suốt và phát triển cho toàn chuỗi. Trong chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Khoái Châu ta dễ nhận thấy mối liên kết dọc giữa các tác nhân liền kề có sự chặt chẽ hơn, nhưng thường là thông tin theo chiều thuận. Thể hiện rõ ràng đó là các hộ giết mổ nắm rõ thực trạng, chất lượng của hộ chăn nuôi nhưng ngược lại thì hộ chăn nuôi có rất ít thông tin để có thể

kiểm soát được hộ giết mổ cũng như hộ bán lẻ và hộ chế biến. Hộ chăn nuôi bị động về giá và dễ dàng nhận thấy họ là người chịu thua thiệt khi bán lợn hơi với giá thấp và phải mua thịt lợn với giá cao khi giá thị trường tăng vọt, trong khi người giết mổ và người bán lẻ vừa thu được lợi nhuận lớn lại ít phải chịu rủi ro. Hơn nữa việc mua bán giữa các tác nhân mới chỉ là giao dịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

miệng chưa có hợp đồng cụ thể nên giao dịch dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau dễ bị phá vỡ bởi tác động thị trường. Do mối liên kết chưa chặt chẽ mà phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân còn bất hợp lý người nông dân luôn chịu thiệt thòi. Do đó cần có sựđiều phối của các cơ quan chức năng về chính sách hỗ trợ và sự cần thiết hình thành các tổ chức, hiệp hội liên kết các tác nhân với nhau tạo thành chuỗi hàng hóa đảm bảo chất lượng và lợi ích giữa các tác nhân được công bằng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 98 - 100)