Tác nhân người giết mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 102 - 103)

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.

4.3.2.Tác nhân người giết mổ

Tác nhân hộ giết mổ hiện nay chỉ có các công cụ giết mổ đơn giản (các loại dao, xoong, chậu,xô…) và nơi giết mổ là tận dụng khu bếp, giếng của gia

đình. Sau khi giết mổ xong thường bày trên bàn gỗ và không có các phương tiện bảo quản, giữ vệ sinh thịt lợn. Do điều kiện cơ sở còn thô sơ nên người giết mổ khó mở rộng quy mô tăng số lượng. Các hộ giết mổ đều không có tủ đông để bảo quản thịt nên phải hoạt động từ rất sớm để kịp chợ buổi sáng cụ

thể là hoạt động giết mổ bắt đầu từ 4 giờ và kết thúc trướng 6 giờ sáng nên khá vất vả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93

Thêm vào đó, các hộ đều không có kiểm dịch, kiểm định và đóng dấu chất lượng thịt nên khó mở rộng thị trường tiêu thụ sang các chợ lớn, siêu thị ở tỉnh thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng... Điều tra 7 hộ giết mổ trong huyện chỉ có một hộđược tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy phép hoạt động. Trong cơ chế mở cửa thị trường như hiện nay thì sản phẩm không có kiểm định và cấp phép rõ ràng sẽ dễ bị ép giá và thu hẹp khi cạnh tranh. Đặc biệt đối với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hiện nay phải có bao gói, nhãn mác ghi rõ nguồn gốc và tiêu chuẩn đã kiểm định mới tạo được niềm tin của người têu dùng.

Do không có kiểm dịch nên hộ giết mổ lựa chọn mua lợn chỉ theo kinh nghiệm quan sát bằng mắt thường về hình dáng, màu sắc nên có thể gặp rủi ro khi mua phải lợn ốm. Trong năm, các hộ đều có ít nhất 1 lần mua phải lợn

ốm, số lượng ít gặp là 1 con, có hộ mua nhiều lên tới 20 con và số tiền thiệt hại đến hơn 10 triệu đồng.

Các hộ giết mổ hiện tại chưa có khu giết mổ riêng mà lồng ghép trong khuôn viên nhà ở sinh hoạt nên vấn đề xử lý nước thải chưa thực hiện được nên thường gặp khó khăn từ các phản ánh về môi trường của hàng xóm. Điều tra các hộ giết mổ chỉ có 1-2 hộ có hầm bioga để chứa nước thải, nội tạng, lông lợn… còn đa sốđều dẫn nước thải ra ao, phụ phẩm được đểở bãi rác gia

đình gây mùi khó chịu, ruỗi muỗi sinh sống.

Để tập hợp được các khu giết mổ tập trung còn các khó khăn dễ gặp phải là phân chia lợi ích công bằng, địa điểm quy hoạch khu giết mổ và công tác xử lý nước thải, chất thải của khu giết mổ. Quan trọng nhất là nguồn vốn

đầu tư công nghệ và tổ chức khóa tập huấn công nghệ cho người giết mổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 102 - 103)