Bảng thống kê số liệu của huyện thể hiện quy mô đàn lợn có sự tăng nhẹ qua 3 năm (2011-2013) bình quân chung là 100,4%. Biến động về số
lượng đầu lợn qua từng năm: tổng số đầu lợn năm 2012 (100.671 con) giảm so với năm 2011 là 11,52% nhưng đã tăng lại trong năm 2013 đạt số con là 103.034 con). Nguyên nhân số đầu lợn tăng trở lại là do thời điểm giữa năm 2013 giá lợn hơi có chiều hướng tăng lên, dịch bệnh đã được dập tắt và chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách hỗ trợ kịp thời nên tạo niềm tin cho các hộ chăn nuôi gây lại đàn. Bảng số liệu cho thấy, số lượng lợn thịt chiếm khoảng 88% tổng đàn lợn nhưng có biến động theo hướng giảm dần thể hiện qua tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 99,17%. Trong khi đó số lượng lợn nái năm 2013 có sự tăng lên đáng kể là 1.600 con so với năm 2012 . Theo phỏng vấn sâu các hộ chăn nuôi cho biết do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phần lớn đầu tư vào lợn nái để gây và giữ giống, hơn nữa rủi ro ít hơn so với nuôi lợn thịt.
Bảng 4.1: Số lượng lợn qua các năm của huyện Khoái Châu
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển 12/11 13/12 BQ Tổng đàn lợn Con 102.220 100.671 103.034 98,48 102,35 100,40 Lợn nái Con 11.182 11.887 13.495 106,30 113,53 109,86 Lợn thịt Con 91.038 88.784 89.539 97,52 100,85 99,17 Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Tấn 15.476 15.470 15.500 99,96 100,19 100,08
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
Các giống lợn được lựa chọn hiện nay là giống lợn Yorkshiere thuần hoặc con lai Yorkshiere và Landrace, ưu điểm của giống này là đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổi sử dụng kéo dài, khả năng tiết sữa tốt, khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta. Mỗi lợn nái có thểđẻ từ
2,2 đến 2,5 lứa/năm, mỗi lứa đạt từ 10-12 con. Lợn con sau 21-23 ngày thì cai sữa tách chuồng. Về lợn thịt thì các hộ ưu tiên chọn con lai hơn do có sự kết hợp các đặc tính tốt từ bố mẹ: ưu điểm là dễ nuôi dưỡng chăm sóc, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao thích hợp với điều kiện của chăn nuôi nông hộ. Các hộ
chăn nuôi lợn theo hình thức bán công nghiệp là chủ yếu, một phần do không
đủ vốn đầu tư, một phần do ảnh hưởng của tập quán chăn nuôi truyền thống. Ngày nay khi kinh tế phát triển, ngành nghềđược mở rộng đặc biệt trên địa bàn huyện và địa bàn xung quanh có rất nhiều các KCN nên người dân có nhiều cơ
hội lựa chọn nghề nghiệp hơn thì số hộ chăn nuôi lợn trong huyện cũng đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó những chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Đảng và Nhà nước cộng thêm sự phát triển của công nghệ trong chăn nuôi thì người dân đã mạnh dạn mở rộng quy mô theo hình thức trang trại chăn nuôi lớn. Trên địa bàn huyện đã quy hoạch được một số trang trại quy mô lớn ở
các xã Nhuế Dương, Mễ Sở,… với quy mô từ 50 con đến vài trăm con cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời có có biện pháp xử lý chất thải giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Trong khi đó những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rải rác trong khu dân cư với phương pháp chăn nuôi truyền thống chưa khắc phục được vấn đề
về mùi hôi và tiếng ồn ảnh hưởng đến các hộ không chăn nuôi xung quanh. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường bị ép giá và dễ gặp rủi ro.