- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.
4.5 Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt huyện Khoái Châu
Sau khi phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi giá trị và phân tích các kết quảđiều tra khảo sát, chúng tôi tổng hợp trong bảng phân tích SWOT sau:
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) - Điều kiện tự nhiên phù hợp
quanh năm cho lợn phát triển khỏe mạnh. - Thức ăn chăn nuôi đa dạng, dễ chế biến. - Các tác nhân có mối quan hệ làng xóm lâu năm, tin cậy. - Các tác nhân đều có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, có tinh thần học hỏi cao.
- Gần thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn: Hà Nội, Hải Phòng…
- Mô hình chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ khó phát triển chuyên nghiệp.
- Giá lợn giống đắt, tỷ lệ nuôi lợn ngoại thấp.
- Chi phí chăn nuôi cao, giá bán lợn không ổn định, phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân không đồng
đều. - Kỹ thuật chăm sóc truyền thống - Công nghệ chế biến còn thô sơ, chưa đảm bảo về chất lượng. Cơ hội (O) Thách thức (T)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98
- Đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. - Nhu cầu của thị trường cao đối với các sản phẩm an toàn.
- Cơ quan nghiên cứu và khuyến nông tích cực chuyển giao khoa học công nghệ cho hộ chăn nuôi, giết mổ
và chế biến.
- Có nhiều chương trình hỗ trợ
vốn đầu tư phát triển chăn nuôi.
- Có các công ty lớn có nhu cầu ký hợp đồng chăn nuôi gia công.
- Giá cả không ổn định.
- Có nhiều thực phẩm thay thế
cùng cạnh tranh.
- Dịch bệnh nhiều, phương thức sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn.
- Yêu cầu cao về chất lượng và chứng minh nguồn gốc sản phẩm.
- Trong ngắn hạn khó có khả
năng phát triển quy mô chăn nuôi ở
xa khu vực dân cư.
Từ bảng SWOT ta kết hợp các yếu tố theo từng đôi một: S và O; W và T; S và T; W và O :
Kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội: Khoái Châu là một huyện có vị trí giao thông thuận lợi và giáp danh với nhiều thị trường lớn tiêm năng như Hà Nội, Hải Phòng,… thuận lợi cho vận chuyển và có thị trường tiêu thụ lớn. Thêm vào đó là có rất nhiều KCN trong địa bàn huyện và khu lân cận thu hút nhiều lao động từ nơi khác cũng giúp mở rộng sản lượng tiêu thụ thịt lợn của
địa phương. Hơn nữa, ngành chăn nuôi lợn đã và đang nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cơ quan địa phương và trung ương. Các tác nhân trong chuỗi đều có kinh nghiệm lâu năm, ham học hỏi và áp dụng tiến bộ của công nghệ, thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng, có nhiều chính sách hỗ trợ cả về vốn và khoa học…Xu hướng chăn nuôi đang dần được mô hình hóa tập trung quy mô lớn theo hướng sinh học thân thiện với môi trường tạo ra sản phẩm sạch cung cấp cho các thị trường tiềm năng xung quanh huyện.
Điểm yếu và thách thức: Các hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ lẻ nhưng rất có kinh nghiệm và chủ động học hỏi lẫn nhau, ta có thể thành lập hội nông dân hoặc tổ hợp tác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nâng cao năng suất và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99
tăng liên kết giữa các tác nhân. Từ đó, thông tin thị trường được lưu thông
đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi. Sự hợp tác trong chăn nuôi có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển lâu dài.
Điểm mạnh và thách thức: Thay đổi tư duy trong sản xuất liên kết với các công ty thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y phát triển theo quy mô lớn dựa trên các chính sách hỗ trợ và ưu đãi của nhà nước để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Tăng cường đào tạo tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu giết mổ và chế biến để tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng.
Điểm yếu và cơ hội: với nguyên lý khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ
hội. Cần xây dựng và phổ biến quy trình chăn nuôi khoa học giảm chi phí, nâng cao năng suất hạ giá thành sản phẩm trong đó hai yếu tố đầu vào quan trọng là: thức ăn chăn nuôi và con giống cần được quản lý giá và chất lượng
đúng đắn. Tăng cường liên kết giữa các tác nhân giải quyết vấn đề về chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm uy tín với người tiêu dùng.