Đặc điểm các tác nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 58 - 64)

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo mô hình nông thôn mới.

4.2.2Đặc điểm các tác nhân

a. Hộ chăn nuôi

Theo điều tra, các hộ chăn nuôi trong huyện Khoái Châu hầu hết đều nuôi giống lợn lai vì cho năng suất cao và ổn định. Hình thức chăn nuôi của các hộ là: nuôi lợn nái bán con giống, nuôi lợn thịt và nuôi kết hợp. Phần lớn các hộ chăn nuôi theo hình thức kết hợp cả nuôi lợn thịt và lợn nái để tự sản xuất con giống nhằm tiết kiệm chi phí. Trong đề tài này chia các hộ điều tra thành ba nhóm hộ: khá/giàu, hộ trung bình và hộ nghèo để dễ quan sát ứng xử

của các hộ trong chăn nuôi. Kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi trong huyện đều là nam và có độ tuổi trung bình khoảng 47-48 có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Nhóm hộ khá/giàu có thu nhập ngoài chăn nuôi cao bình quân là 66,38 triệu đồng/năm gấp hơn hai lần nhóm hộ TB (26,294 triệu

đồng/năm). Nguồn thu có từ ngành nghề khác nhau: lương, buôn bán, chế biến, thủ công…Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện khá hiện đại, thu nhập của người dân không còn chỉ từ nông nghiệp. Nhìn chung, kinh tế các hộ gia

đình ở các xã điều tra nói riêng cũng như toàn huyện Khoái Châu nói chung tương đối khá, thu nhập tăng trong những năm gần đây và ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh. Do đó, ngành thịt lợn có được những ảnh hưởng tích cực về nguồn vốn và thức ăn chăn nuôi song bên cạnh đó lại xuất hiện những khó khăn về nguồn cung lao động cho chăn nuôi lợn đang bị cạnh tranh.

Về trình độ văn hóa, nhóm hộ khá/giàu có tỉ lệ chủ hộ học đại học và cấp 3 là 100% trong khi nhóm hộ còn lại chỉ đạt trên 80%. Số lao động chính trong gia đình bình quân chung là 2-3 người, lao động trong chăn nuôi thường có 2 người. Nhìn trên bảng ta thấy tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi của ba nhóm hộ

có sự chênh lệch rõ rệt. Nhóm hộ khá/giàu chỉ có 30,77% thu nhập là từ chăn nuôi do đa số chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, có nhiều hướng phát triển thu nhập khác. Nhóm hộ Trung bình có tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi là 72,73%,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 đa số có trình độ cấp 2,3 và kế thừa nghề chăn nuôi theo gia đình là chính, một số hộ có thêm thu nhập do chế biến hoặc buôn bán nhỏ. Cuối cùng là nhóm hộ nghèo có tổng thu nhập thuần từ chăn nuôi, họ ít mạnh dạn thay đổi sang các ngành khác một phần do kiến thức và tư duy lối mòn, một phần do không có vốn để phát triển. Bảng 4.3: Đặc điểm chung của các hộđiều tra Diễn giải Tính chung Phân loại hộ Hộ khá/giàu Hộ TB Hộ nghèo Tổng số hộđiều tra (hộ) 70 14 53 3 Tuổi BQ chủ hộ (tuổi) 47,81 47,57 47,58 53 Trình độ văn hóa Cấp 1 (%) 10 0 11,32 33,33 Cấp 2,3 (%) 85,71 92,86 84,91 66,67 Đại học (%) 4,29 7,14 3,77 0 Số LĐ chính 2,77 2,86 2,74 3

LĐ trong chăn nuôi (người) 2 2,07 2,04 2 Thu nhập ngoài chăn nuôi

(1000đ) 33751,43 66385,71 26294,34 13200 Phần trăm chủ hộ có thu nhập

từ chăn nuôi 82,86 57,14 88,68 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

b. Hộ thu gom, thương lái

Thương lái thường được hiểu là người thu gom thịt lợn hơi từ người chăn nuôi rồi bán cho cơ sở giết mổ trong hoặc ngoài huyện. Thương lái trong huyện Khoái Châu chiếm số lượng không lớn nhưng có vốn và phương tiện vận chuyển đa dạng nên rất cơ động, linh hoạt trong việc xác định giá cả và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50

phương thức thanh toán. Các tác nhân thương lái có thể kiêm luôn vừa là người chăn nuôi hoặc người giết mổ nên rất có kinh nghiệm, nhạy bén về chất lượng sản phẩm và còn am hiểu vềđịa bàn. Các thương lái cũng chịu khó mở

rộng quan hệ tìm kiếm nguồn hàng và thị trường mới nên có vai trò rất quan trọng trong cân đối cung cầu. Khi sản lượng thịt lợn trong huyện vượt quá nhu cầu tiêu dùng thì các thương lái thu gom với số lượng lớn và vận chuyển sang các tỉnh khác và cũng có thể có chiều ngược lại khi dịch bệnh lan rộng khiến số lượng đầu lợn trong huyện giảm mạnh đột ngột. Hạn chế tồn tại là hành vi ứng xử của thương lái hoàn toàn theo tín hiệu của thị trường nên người chăn nuôi dễ bị ép giá, thương lái không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chạy theo lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm thịt lợn mắc bệnh, không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản lượng thu mua của các hộ thu gom không đáng kể so với tổng sản lượng đàn lợn của huyện (chiếm khoảng 16%) hơn nữa số hộ thu gom còn ít và có vai trò chưa rõ rệt trong chuỗi giá trị thịt lợn của huyện nên đề tài chưa đi nghiên cứu sâu.

c. Hộ giết mổ

Lợn giết mổ là một hoạt động cần thiết để có được thịt lợn do vậy đây là tác nhân rất quan trọng trong chuỗi giá trị thịt lợn với hoạt động mua lợn hơi về xẻ thịt rồi bán buôn thịt móc hàm cho các hộ bán lẻ hoặc trực tiếp bán lẻ thịt lợn. Trên toàn huyện Khoái Châu có khoảng 50 hộ giết mổ, chủ yếu dùng phương pháp thủ công chưa có hoạt động giết mổ quy mô lớn, tập trung. Từ nguồn số liệu phân tích cho thấy chủ hộ có độ tuổi bình quân là 46,83 tuổi chủ yếu có trình độ học vấn đến cấp hai và có bề dày kinh nghiệm trong nghề

giết mổ (21,17 năm). Theo điều tra, nguồn lợn mà các hộ giết mổ hay mua là từ hộ chăn nuôi trong xã(chiếm 71,67%) và một số ít từ các trang trại trong xã (chiếm 28,33%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Bảng 4.4: Tình hình chung của các hộđiều tra Diễn giải Đơn vị Hộ giết mổ Tổng số hộđiều tra Hộ 6 Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 46.83 Trình độ học vấn + Cấp 2 % 71,43 + Cấp 3 % 28,57 Số năm kinh nghiệm Năm 21,17 Phần trăm thu nhập từ giết mổ % 90,39 Vốn tự có % 78.57 Nguồn mua lợn thịt + Từ các hộ % 71.67 + Từ trang trại % 28.33 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013) Công việc giết mổ lợn chủ yếu do đàn ông thực hiện. Họ có thể dùng xe máy hoặc xe thồ vào nhà người chăn nuôi bắt lợn rồi chở về nhà sau đó thực hiện công việc giết mổ chính. Tiêu chí chọn lợn dựa chủ yếu vào ngoại hình là con lợn hồng hào, hoạt bát, lông mượt,.. nhưng hoàn toàn không có công tác kiểm dịch trước. Việc giết mổ không mất nhiều thời gian nhưng vợ, chồng hộ giết mổ phải dậy sớm để kịp có thịt lợn xẻ cho phiên chợ sáng. Lợn thịt có thể được bắt về từ chiều hôm trước hoặc có thể đến nhà người chăn nuôi bắt vào sáng sớm. Ở nhà, người vợ sẽ chuẩn bị nước sôi, các công cụ cần thiết cho người chồng thực hiện công việc giết mổ sau đấy. Công việc giết mổ

cũng không quá phức tạp nên với một người thợ lành nghề chỉ mất 30 phút có thể mổ xong một con lợn sau đó có thể xẻ thịt ra từng loại hoặc để nguyên cho người bán lẻđến mua.

c. Hộ bán lẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

người tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng cá nhân cuối cùng. Đặc điểm mặt hàng thịt lợn là sản phẩm tươi sống nên các hộ bán lẻ chỉ cất một lượng đủ

tiêu thụ trong một buổi sáng hoặc chiều, cũng có khi là cả ngày. Do vậy, số

vốn kinh doanh của tác nhân này không cần quá lớn, hơn nữa không cần đầu tư kho bãi dự trữ hay phương tiện vận chuyển. Các hộ bán lẻ đều có quầy hàng ở chợ hoặc nhà nào có vị trí trung tâm thì tận dụng luôn mặt bằng để bày bán- đây là đặc điểm chung của chợ cóc ở làng quê Việt Nam. Chúng tôi đi

điều tra phỏng vấn sâu 7 hộ bán lẻ có số lượng tiêu thụ ổn định và lâu đời ở

các xã Nhuế Dương, Đại Hưng, Bình Kiều và chợ lớn ở TT. Khoái Châu. Nhận định chung là hầu hết những người bán lẻ đều là phụ nữ, do công việc bán lẻ không nặng nhọc nhưng mất thời gian ngồi bán ở chợ cả ngày (thường từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối). Những người bán lẻ đều có trên 10 năm kinh nghiệm và hoạt động thường xuyên đều đặn cả 7 ngày trong tuần chỉ nghỉ khi

ở nhà có việc lớn, rất quan trọng. Thịt lợn là thực phẩm gần gũi thân quen với người dân Việt Nam giống như việc phải ăn cơm hàng ngày nên việc tiêu thụ

rất dễ dàng ít có sự mặc cả. Các hộ bán lẻ cũng đều là người trong xã, huyện nên người mua thịt đa số là những hộ chăn nuôi đã bán lợn hơi cho hộ giết mổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trước đó. Qua đây, ta thấy sự tương tác hai chiều giữa các tác nhân trong chuỗi, sẽ tạo thuận lợi khi phát triển chuỗi.

Bảng 4.5: Tình hình chung của hộ bán lẻ

Diễn giải ĐVT Hộ bán lẻ

Số hộđiều tra Hộ 7

Số ngày hoạt động/tuần Ngày 7 Giới tính chủ hộ

+ Nam Người 1

+ Nữ Người 6

Số năm kinh nghiệm Năm 10,07 Phần trăm thu nhập từ bán lẻ thịt lợn trong % 50,71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

tổng thu nhập

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

d. Hộ chế biến

Các hộ chế biến trên địa bàn huyện đều có sạp hàng ở chợđể bày bán, họ

thường hoạt động vào phiên chợ buổi chiều nhiều hơn buổi sáng. Sản phẩm chế biến bán buổi sáng thường là giò, chả, ruốc, nhưng chợ chiều ta thấy có rất nhiều sản phẩm chế biến sẵn: thịt quay, thịt luộc, nem tai,…Các hộ chế

biến này đều có quy mô nhỏ, chế biến thủ công nên sản lượng bán hàng ngày không nhiều chỉ dao động từ 8-15kg. Sản lượng chế biến tháng nhiều nhất là khoảng 710kg, tháng ít nhất chỉ có 318,67kg còn tháng bình thường có sản lượng bình quân là 363kg. Nguyên liệu làm giò chủ yếu là thịt mông, tỉ lệ

thành phẩm thu được đạt 95-100% tùy thuộc vào chất lượng thịt nguyên liệu. Các hộ làm giò sử dụng khuôn nhôm, lót lá chuối tươi vào bên trong và 2 đầu khuôn để đúc các cây giò, cứ mỗi khuôn là 1kg, mỗi nồi luộc khoảng 10kg giò. Nguyên liệu của chế biến thịt luộc là thịt mông và thịt tai, mũi, tỷ lệ thành phẩm thu được cũng đạt 80%. Các hộ chế biến đều cho nhận định về lượng tiêu thụ sẽ đổ dồn vào dịp cuối năm, có khi phải thuê 4-6 lao động để hoàn thành đơn hàng là 1-2 tạ giò cho 2-3 đám cỗ một ngày.

Bảng 4.6: Tình hình chung của hộ chế biến

Tên chủ hộ Tuổi chủ hộ Giá trị tài sản phục

vụ CB Số lần CB/tháng Trần Đình Ti 48 7433.33 30 Nông Văn Nguyên 54 2457.71 20 Bùi Thị Huệ 47 11450 30 Nguyễn Đức Tài 52 9303.33 30 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2013)

Phỏng vấn sâu bốn hộ chế biến ở bốn xã trên địa bàn huyện Khoái Châu cho thấy tổng tài sản phục vụ cho chế biến không lớn, chủ yếu là những dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

cụ thủ công. Chủ hộ chế biến là người lớn tuổi có kinh nghiệm trong chế biến. Hoạt động của các hộ trong tháng khá đều đặn và sản phẩm chế biến chủ yếu là giò lụa bó và ruốc thịt rất được khách hàng ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện khoái châu tỉnh hưng yên (Trang 58 - 64)