Nghiên cứu về chăn nuôi và sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn đã có nhiều công trình khoa học đề cập. Các nghiên cứu đã làm rõ thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ và cũng đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Trong lĩnh vực này các công trình có thể kểđến là:
- “Nghiên cứu chăn nuôi trên quan điểm hệ thống” của GS VS Đào Thế
Tuấn (Viện KHKTNN, năm 2002). Đóng góp của đề tài là nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi vùng đồng bằng Sông Hồng theo các loại hình chăn nuôi kết hợp: vườn – ao – chuồng (VAC), vườn – ao – chuồng – rừng (VACR)…
- “Thương mại hóa sản phẩm thịt lợn vùng đồng bằng sông Hồng” của các tác giả Ngô Thị Thuận, VũĐình Tôn, Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự (2005).
Địa điểm nghiên cứu tập trung ở một số tỉnh chăn nuôi nhiều lợn thuộc vùng
đồng bằng sông Hồng, phân tích vào lĩnh vực tiêu thụ, kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Mở ra hướng phát triển cho ngành hàng.
- “Hiện trạng chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam” (2007) do Đặng
Đình Trung và cộng sự thực hiện. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng khả năng sinh sản của lợn nái nội là rất tốt. Từđó, có các lựa chọn con lai tối ưu để tạo ra con giống F1 có đức tính tốt của cả bố mẹ.
- “Nghiên cứu các hình thức trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam” (2009) do tác giả Nguyễn Tuấn Sơn và cộng sự thực hiện. Nghiên cứu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 đã đưa ra kết luận ở miền Bắc Việt Nam tồn tại 3 hình thức chính trong hợp tác chăn nuôi lợn: hợp đồng chính thồng, hợp đồng không chính thống và chăn nuôi độc lập. Các hộ chăn nuôi có liên kết với tư thương có thu nhập cao hơn các hộ không có liên kết và liên kết với hợp tác xã lại càng có ưu thế hơn. Chăn nuôi lợn ngoại chỉ phù hợp với các hộ có quy mô chăn nuôi từ trung bình trở lên.
Một số mình chứng được nêu trên chủ yếu đều nghiên cứu về chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, việc nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn trong mối liên hệ giữa các tác nhân trong chuỗi vẫn còn ít được đề cập. Thực tế
trong một thị trường phát triển để sản phẩm đến được thị trường đòi hỏi các tác nhân đều phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình đến người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình - Vị trí địa lý:
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện khoái châu
Huyện Khoái Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên có: phía Nam và Đông Nam giáp huyện Kim Động; phía Đông giáp huyện Ân Thi; phía
Đông Bắc và Bắc giáp huyện Yên Mỹ; phía Tây Bắc giáp huyện Văn Giang; phía Tây giáp các xã nằm trong huyện Thường Tín, Hà Nội, ranh giới là sông Hồng. Huyện được tái lập từ ngày 01/9/1999 có 25 đơn vị hành chính, gồm 24 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích đất tự nhiên là 13091,55 ha, có hệ thống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 đường giao thông đồng bộ nhưđường quốc lộ 39A, các tỉnh lộ 199, 209, 205, 206, 209, đường 195 thuộc tuyến đê sông Hồng và đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên (đường 206) đang được triển khai thi công là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch của huyện.
- Địa hình:
Khoái Châu là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm trên bờ tả
ngạn sông Hồng có địa hình khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau, chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng ngoài đê gồm toàn bộ diện tích của 3 xã và một phần diện tích của 5 xã ven đê, chiếm 18% diện tích tự nhiên, địa hình bán lòng chảo dốc dần từ dải cao ven bối xuống vùng trũng ven đê. Vùng nội đồng gồm 22 xã, chiếm 82% diện tích tự nhiên, có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
3.1.1.2 Khí hậu, thủy văn
Khoái Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 với đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và có mưa phùn, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C, cao nhất 37 – 390C, thấp nhất không dưới 50C.
+ Nhiệt độ:
Biên độ nhiệt độ thay đổi theo mùa và thay đổi theo thời gian trong ngày. Nhiệt độ trung bình các tháng trong mùa hạ > 250C, các tháng trong mùa đông thường < 200C. Nhiệt độ trung bình 23,70C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 8650,50C.
+ Lượng mưa:
Chế độ mưa được phân theo mùa rõ rệt, tổng lượng mưa trung bình năm là 1394 mm, lượng mưa trung bình tháng là 116,17 mm. Lượng mưa phân bố không đều, tập trung nhiều nhất vào tháng 5, 6, 7, 8; trong các tháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27
này lượng mưa đạt trên 180mm, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm. Nhiều trận mưa có cường độ lớn trên 100mm kéo dài trong vài ba ngày gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
+ Độẩm, không khí:
Huyện Khoái Châu có độẩm không khí khá cao, trung bình năm là 85%,
độẩm không khí thấp nhất là 80%, thuộc khu vực ẩm ướt nhất của miền Bắc, các tháng có độẩm trung bình cao nhất là tháng 3 và tháng 4 với độẩm 89%.
+ Số giờ nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1401,3 giờ, tập trung chủ
yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10. Trong đó, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là 170,8 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là 39,0 giờ. Mức độ chênh lệch giữa tháng nắng nhiều nhất và tháng nắng ít nhất là khá cao 141,8 giờ.
- Điều kiện thủy văn:
Chế độ thủy văn của huyện Khoái Châu chịu ảnh hưởng sâu sắc của chếđộ thủy văn sông Hồng, mực nước những năm có lũ thường cao 7 – 9m, so với cao trình mặt đê trung bình 12 – 13m.
Nhìn chung khí hậu thủy văn của Khoái Châu có nhiều thuận lợi cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hóa, khai thác tiềm năng du lịch đường thủy và đường bộ. Ngoài ra cũng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp có thể trồng được nhiều loại cây trồng có nguồn gốc khác nhau, từ cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới đến cây trồng có nguồn gốc ôn đới, tạo ra sự đa dạng phong phú về chủng loại và sản phẩm hàng hóa, đồng thời có thể trồng trọt quanh năm.
3.1.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng
Khoái Châu có diện tích đất tự nhiên là 13091,55 ha trong đó đất nông nghiệp có 8537,51ha (chiếm 65,21% tổng diện tích tự nhiên); đất phi nông nghiệp 4541,37ha (chiếm 34,69 % tổng diện tích tự nhiên); đất chưa sử dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28
là 12,67 (chiếm 0,10 % tổng diện tích tự nhiên). Hiện trạng sử dụng đất của huyện Khoái Châu được thể hiện qua (Bảng 3 .1).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Khoái Châu
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 13091,55 100 I. Đất nông nghiệp 8537,51 65,21 1. Đất sản xuất nông nghiệp 7554,78 88,49 - Đất trồng cây hàng năm 5504,90 72,87 - Đất trồng cây lâu năm 2049,88 27,13 2. Đất nuôi trồng thủy sản 968,02 11,34 3. Đất nông nghiệp khác 14,71 0,17 II. Đất phi nông nghiệp 4.541,37 34,69
1. Đất ở 1.170,59 25,78
2. Đất chuyên dùng 2.544,88 56,04
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 31,83 0,70 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 114,99 2,53 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 676,52 14,90 6. Đất phi nông nghiệp khác 2,56 0,06 III. Đất chưa sử dụng 12,67 0,10
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khoái Châu)
* Diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Khoái Châu là 7554,78ha chiếm 88,49% tổng diện tích đất nông nghiệp, trong đó:
- Diện tích đất trồng cây hàng năm là 5504,90ha chiếm 72,87% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm là 2049,88ha chiếm 27,13% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
* Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 968,02ha chiếm 11,34% tổng diện tích đất nông nghiệp, việc khai thác loại đất này trong những năm gần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30
* Đất nông nghiệp khác 14,71ha chiếm 0,17% tổng diện tích đất nông nghiệp. * Đất phi nông nghiệp là 4541,37ha chiếm 34,69% tổng diện tích đất tự
nhiên trong đó: Đất ở 1170,59 ha chiếm 25,78%; Đất chuyên dùng 2.544,88ha chiếm 56,04%; Đất tôn giáo, tín ngưỡng 31,83ha chiếm 0,70%; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 114,99ha chiếm 2,53%; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 676,52ha chiếm 14,90%; Đất phi nông nghiệp khác 2,56ha chiếm 0,06% diện tích đất phi nông nghiệp.
* Đất chưa sử dụng có diện tích là 12,67ha chiếm 0,10 % tổng diện tích
đất tự nhiên.
Khoái Châu chịu ảnh hưởng trực tiếp của nạn vỡ đê nhiều năm liền trong thời kỳ phong kiến của những năm 1969 và năm 1971. Địa hình của huyện khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau, nhìn chung có hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Đất đai của Khoái Châu được chia làm 3 loại
đất chính và chia thành 3 vùng rõ rệt, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, huyện Khoái Châu đang quản lý 21,42 km chiều dài sông Hồng chảy dọc phía Tây của huyện, vừa cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp toàn huyện thông qua hệ thống cống, mương máng, kênh, rạch vừa có tác dụng quan trọng về giao thông và góp phần tăng dinh dưỡng phù sa cho đất, cải thiện môi trường sinh thái cho huyện Khoái Châu.
Đất đai của huyện Khoái Châu tương đối tốt, phía ngoài bối hàng năm
được phù sa sông Hồng bồi đắp, toàn bộ phần còn lại cũng thường xuyên
được tưới bằng nước sông Hồng qua hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. So với các huyện lân cận tầng đất mặt của địa phương có tỷ lệ mùn khá, tầng canh tác dày. Hàm lượng N, K dễ tiêu cao hơn so với các huyện phía nam của tỉnh như Ân Thi. Độ pH đất từ 6,5 – 7,0 phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ở độ sâu 50 – 110m có nguồn nước ngầm chất lượng khá tốt, có thể bổ sung để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
châu được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng đất huyện Khoái Châu
Tầng đất (cm) Mùn Tổng số (%) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (%) pH (Kcl) N P2O5 K2O N K 0 – 20 1.218 0.190 0.06 1.25 22 12 6.5 20 – 50 0.942 0.084 0.10 1.40 29 8 7.0 50 – 80 - - 0.09 1.25 30 5 6.6
(Nguồn: Quy hoạch nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, 201)