Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác quản lý giáo dục NPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác quản lý giáo dục NPT

địa bàn thành phố Cao Lãnh nói riêng và toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung.

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông củacác trường THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp các trường THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trongcông tác quản lý giáo dục nghề phổ thông công tác quản lý giáo dục nghề phổ thông

Để tiến hành đánh giá khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông của các trường THPT ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 295 đối tượng ở 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và 01 Trung tâm GDTX và KTHN tỉnh Đồng Tháp trong đó 20 là CBQL, 25 phiếu đối tượng cho đối tượng là giáo viên dạy NPT và 250 phiếu cho học sinh khối 11. Qua quá trình khảo sát và tổng hợp chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác quản lýgiáo dục NPT giáo dục NPT

Bảng 2.9. Nhận thức về hoạt động giáo dục NPT

TT Nội dung khảo sát Ý kiến của CBQL Ý kiến của GV

Số lượng % Số lượng % R ất qu an tr ọn g Một hoạt động không thể

thiếu trong trường PT 15 75 14 56

Cung cấp kiến thức cơ

bản nghề cho HS 11 55 13 52 Hình thành kỹ năng lao động nghề nghiệp cho HS khi còn học PT 12 60 9 32 Định hướng nghề nghiệp cho HS khi còn học PT 9 45 8 36

K hô ng q ua n t rọ ng

Không có ý nghĩa giáo

dục HS 0 6 24

Nếu không thực hiện giáo dục NPT thì HS vẫn định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

0 7 28

Đối với CBQL: Từ bảng 2.9 cho thấy rằng

Hoạt động giáo dục NPT là một môn học chính khoá và là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động giáo dục của nhà trường, tính trung bình trên 55% ý kiến cho rằng hoạt động giáo dục NPT thực hiện được mục tiêu cơ bản là cung cấp kiến thức lý thuyết về nghề, hình thành một số kỹ năng thực hành và định hướng được nghề nghiệp cho HS sau này. Tuy nhiên, đa số các CBQL các trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh tập trung cho công tác giáo dục các môn học khoa học cơ bản đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao, luyện thi đại học, giáo dục đạo đức cho HS,... Bên cạnh đó, chúng tôi điều tra về mức độ quan trọng hoạt động giáo dục NPT trong nhà trường thì có 52% là quan trọng. Tuy nhiên, khâu tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục NPT trong nhà trường trong thời gian qua chưa thật sự quan tâm, chưa có những giải pháp thu hút hoạt động này đến GV và HS. Khi phân công chuyên môn chưa có sự lựa chọn những những GV tâm huyết với nghề, phân công đảm bảo số tiết chuẩn theo quy định. Sau khi phân công lớp giảng dạy, đôi khi còn khoán trắng cho giáo viên, thiếu sự quan tâm, kiểm tra đôn đốc.

Đối với giáo viên:

Đây là lực lượng tham gia trực tiếp giảng dạy và có ảnh hưởng đến lớn đến các mặt của tìm năng và định hướng nghề của HS. GV là người hướng dẫn hình thành kỹ năng lao động ban đầu cho HS. Khi HS tham gia học một nghề phổ thông cụ thể, HS hoàn thành một sản

phẩm đơn giản hay sửa chữa những hư hỏng thông thường tù đó tạo cho HS hứng thú kỹ thuật và năng lực thích ứng nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, trong thực tế GV dạy NPT ở các trường THPT thực hiện điều này ở một mức độ nhất định, vì vậy từ bảng 2.9 kết quả khảo sát có 6 ý kiến chiếm 24% xem giáo dục NPT là không quan trọng, cho rằng không thực hiện giáo dục NPT thì HS vẫn định hướng được nghề nghiệp. Trên thực tế, hoạt động giáo dục NPT đã được quy định giảng dạy như một môn học, tuy nhiên các trường THPT còn thực hiện còn hời hợt, chưa thu hút được GV do nhiều nguyên nhân khác nhau như khó khăn về mặt tài lực, vật lực và nhân lực khiến cho GV chưa có nhiệt huyết giảng dạy trong hoạt động này.

Tuy nhiên, cũng nhiều GV có ý kiến cho rằng đây là hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường chiếm tỷ lệ 56%. Đây là điều kiện phát huy sở trường của các em, phát hiện được năng lực nghề nghiệp của các em HS và các em khả năng phát huy ở bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp THPT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w