Thực trạng về công tác đánh giá giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 39 - 42)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.2.4. Thực trạng về công tác đánh giá giáo dục nghề phổ thông

Để phù hợp với đặc thù giáo dục NPT, việc đánh giá dược thực thực hiện việc cho điểm các loại bài kiểm tra và xếp loại theo quy định, coi trọng kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành.

Công tác đánh giá giáo dục NPT dựa vào công văn hướng dẫn chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, theo xếp loại các môn văn hóa trong trường THPT. Năm học 2005 - 2006 Bộ GD - ĐT ban hành quy chế đánh giá xếp loại HS trung học cơ sở và trung học phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ GD & ĐT). Đối với trường THPT Kỹ thuật tham gia vào đánh giá xếp loại HS, môn Toán và môn Kỹ thuật nghề hệ số 2 các môn còn lại hệ số 1. Từ năm học 2011 - 2012 HS trung học cơ sở và trung học phổ thông được đánh giá, xếp loại theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 Bộ GD & ĐT.

Thực hiện công tác đổi mới quản lý và đổi mới công tác đánh giá kết quả HS trong các môn học văn hóa ở trường THPT nói chung và việc đánh giá giáo dục NPT nói riêng đã được bước được cải tiến. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động to lớn đến việc thay đổi cách kiểm tra đánh giá HS. Vì thế công tác quản lý của các trường THPT đối với đánh giá kết quả giáo dục NPT hiện nay là một thực trạng cần được quan tâm hơn. Kết quả học tập giáo dục NPT của HS lớp 11 được đánh giá trên 3 mặt : kiến thức, kỹ năng và thái độ theo yêu cầu của nội dung hoạt động được quy định theo chương trình giáo dục cấp THPT. Đánh giá kết quả học tập giáo dục NPT của HS thực hiện bằng cách cho điểm loại bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tính điểm trung bình môn như các môn học khác. Nhưng điểm trung bình môn giáo dục NPT chưa được tham gia tính điểm trung bình môn như các môn học khác trong từng học kỳ và cả năm học. Theo quy định HS phải học đủ 105 tiết và phải điểm trung bình môn học từ 5,0 trở lên thì mới đủ

điều kiện lên lớp và đủ điều kiện dự thi NPT do Sở GD & ĐT tổ chức.

Công tác quản lý quá trình học tập và kết quả giáo dục NPT được thực hiện trên những mặt sau : thống nhất cách kiểm tra đánh giá, thực hiện chế độ cho điểm theo quy định Thông tư 58 và tiến độ của chương trình, quản lý việc chấm bài, trả bài của giáo viên và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá HS.

Bảng 2.6. Quản lý kết quả hoạt động giáo dục NPT TT Nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện % Tốt Khá Trung

bình

Chưa tốt

1 Quản lý các buổi thực hành trên lớp

của giáo viên 5 30 55 10

2 Quản lý việc chấm, trả bài của GV 0 35 55 10 3 Thường xuyên kiểm tra chế độ cho

điểm theo quy định, cộng điểm của GV

5 45 40 10

4 Đổi mới phương pháp kiểm tra,

đánh giá HS 10 50 25 15

5 Quản lý giáo viên về việc kiểm tra,

đánh giá kết quả học nghề của HS 20 45 25 10 Từ kết quả bảng 2.6 có nhận xét như sau:

Năng lực học tập về mặt lý thuyết và kỹ năng thực hành còn đánh giá khách quan trong kỳ thi NPT vào tháng 3 hằng năm do Sở GD - ĐT tổ chức đồng loạt cùng một lúc trên địa bàn toàn tỉnh. Mỗi huyện, thị, thành có từ một đến hai hội đồng coi thi NPT. Để đánh giá kết quả giáo dục NPT có tính công bằng, tính khách quan thể hiện qua công tác coi thi và chấm thi NPT. Các giám thị, giám khảo tham gia coi và chấm thi thực hành đều do Sở GD - ĐT điều động. Các giám khảo được hoán đổi 100% từ huyện này sang huyện khác để chấm thi thực hành tại chổ, để tránh trường hợp

giáo viên chấm thi là GV đang dạy là thí sinh dự thi. Thi NPT gồm có 2 phần : Lý thuyết ( theo hình thức trắc nghiệm khách quan ), phần thực hành tùy theo nghề mà thí sinh hoàn thành sản phẩm của mình theo yêu cầu của đề thi. Nói chung các khâu từ ra đề thi đến công tác coi thi và chấm thi NPT do Sở GD & ĐT tổ chức thực hiện nên thể hiện được tính công bằng khách quan. Tuy nhiên còn vấn đề còn được tính đến chất lượng thi thực hành của các môn nghề chưa đạt hiệu quả cao trừ môn Tin học ứng dụng. Nguyên nhân là do thiếu thiết bị thực hành, các nghề Làm vườn, Nấu ăn, ... phần lớn là do HS tự chuẩn bị các vật liệu ở nhà rồi mang đến đôi khi chưa đảm bảo các yêu cầu kiểm tra trước khi thi nhưng phải chấp nhận. Đối với nghề Điện dân dụng là nghề HS tham học nhiều đứng sau nghề Tin học, trường THPT được bố trí đặt hội đồng coi thi có nghề Điện dân dụng trang bị theo yêu cầu, HS thi thực hành được chia theo từng đợt thi từ 15 đến 20 thí sinh/đợt thi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến hiện nay cho rằng học NPT " học đối phó, thi hình thức ", và dư luận cho rằng dạy NPT chỉ quan tâm đến số lượng chưa quan tâm đến chất lượng. Tỷ lệ HS lớp 11 tham gia học NPT gần 100%, tỉ lệ thi NPT nghề hằng năm đều đạt trên 95%; tỉ lệ đạt loại khá, giỏi trên 80% thể hiện qua bảng số liệu HS khối 11 học và đủ điều kiện đăng ký dự thi.

Bảng 2.7. Số lượng HS đăng ký dự thi và trúng tuyển kỳ thi NPT từ năm học 2011 - 2013 của các trường THPT thành phố Cao Lãnh

Năm học Số đăng Số dự thi Đỗ % Giỏi % Khá % TB % 2010- 2011 1558 1532 1483 96,8 431 29,1 588 39,7 464 31,2 2011- 2012 1487 1466 1428 97,4 681 47,7 550 38,5 197 13,8

2012-

2013 1600 1581 1555 98,4 569 36,6 784 50,4 202 13,0

Tổng 4645 4579 4466 97,5 1681 37,6 1922 43,1 863 19,3 Nguồn từ Sở GD & ĐT Đồng Tháp

Như vậy, trên tình trạng thực tế này Sở GD & ĐT phải tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý chỉ đạo của trường THPT đối với việc kiểm tra chế độ cho điểm, cộng điểm, dạy thực hành của giáo viên, kiểm tra đánh giá chất lượng HS trên lớp. Phải quan tâm đến công tác này thường xuyên hơn để kiểm tra đánh giá các kỳ kiểm tra có chất lượng, nâng cao chất lượng về kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề và mục tiêu giáo dục NPT sẽ không bị lệch hướng. Đây là vấn đề cần thiết cần có sự thay đổi, tìm ra những giải pháp khắc phục để trả lại cho giáo dục NPT với ý nghĩa mục tiêu ban đầu đã đề ra đồng thời đáp ứng giáo dục hướng nghiệp trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 39 - 42)