Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 92 - 95)

c. Nhóm trưởng và các thành viên

3.3.2. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

* Ưu điểm

- Bộ GD - ĐT ngày càng quan tâm hơn đến mục tiêu, nội dung chương trình phổ thông đặc biệt đã và đang đổi mới chương trình NPT, được quy định dạy chính khoá cho HS lớp 11 từ năm học 2007 - 2008, trong năm học 2013 - 2014 Bộ GD - ĐT đưa vào danh mục dạy NPT một nghề mới " Tìm hiểu Nghề kinh doanh" với phương pháp dạy theo phương pháp mới lấy HS làm trung tâm theo chương trình giảng dạy của KAB và ILO. Đây là một trong

những thuận lợi cho việc khảo nghiệm cho các giải pháp QL của đề tài. Do vậy tính xác thực của mỗi giải pháp đạt yêu cầu cao. Phần lớn các đối được hỏi ý kiến đều cho rằng rất cần thiết để tăng cường công tác QL hoạt động giáo dục NPT trong trường THPT.

- Giải pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của hoạt động giáo dục NPT trong trường THPT bước đầu có hiệu quả. Trên 90 % ý kiến đều đồng ý giải pháp cần tăng cường nhận thức về hoạt động giáo dục NPT. Đây là một thuận lợi cho việc xác lập giải pháp mang tính khả thi cao. Từ đó sẽ nâng cao nhận thức của xã hội, của cha mẹ HS và thái độ học tập của HS về học NPT ngày càng đúng đắn hơn.

- Giải pháp xây dựng kế hoạch, trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục NPT, phần lớn đều nhận thức đây là giải pháp rất cần thiết; trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp cần xây dựng mục yêu ưu tiên, đặc biệt tăng cường về thiết bị kỹ thuật, nguyên vật liệu, vật tư thực hành để đảm bảo cho công tác việc dạy và học NPT trong nhà trường. Từ đó chúng tôi thấy rằng những GV đang dạy NPT phần lớn là GV có tâm huyết với nghề, không thể dạy lý thuyết suông mà cần phải có thực hành theo quy định, để tránh trường hợp thực hiện những giờ dạy thực hành còn hời hợt. Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra công tác sử dụng các trang thiết bị, ĐDDH của GV hiện có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, tránh trường hợp dạy chay có thiết bị mà không sử dụng; đồng thời đẩy mạnh công tác bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì trang thiết bị. Giải pháp này như một lời đề nghị mà các cán bộ quản nhà trường đây là giải pháp phải có và phải thực hiện thường xuyên.

* Hạn chế cần bổ sung

- Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn chế, trong khi đó việc đầu tư dạy NPT là khá lớn. Vì thế, giải pháp xây dựng kế hoạch, trang bị cơ sở vật

chất phục vụ công tác giáo dục NPT phần lớn có ý kiến cho rằng là rất cần thiết, nhưng tính khả thi của giải pháp không phải thực hiện trong một ngày một bửa mà cần có thời gian đầu tư.

- Đội ngũ GV trên địa bàn thành phố hiện nay còn thừa thiếu cục bộ, chất lượng GV giảng dạy NPT còn hạn chế, cơ cấu các nghề chưa đa dạng và phong phú chỉ tập trung ở một số nghề như: Tin học văn phòng, Điện dân dụng, Làm vườn. Nguyên nhân là do thiếu GV bộ môn, trang thiết bị và phòng thực hành nên nhà trường không thể tổ chức cho các lớp học. Giải pháp xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy NPT được nhiều ý kiến cho cho là rất cần thiết nhưng muốn thực hiện nhất thiết phải thực hiện từ cấp Tỉnh, Sở, cấp trường và cần nhiều thời gian.

Kết luận chương 3

Từ kết quả khảo nghiệm, dự kiến đánh giá ưu điểm và hạn chế khi thực hiện các giải pháp, cho phép chúng tôi bước đầu khẳng định tính khoa học và tính khả thi các giải pháp đề xuất. Tuy nhiên trong đó có những giải pháp được thực hiện trong quá trình QL nhưng trong quá trình QL thực tiễn hoạt động giáo dục NPT hiện nay trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thì các giải pháp cần thực hiện tăng cường đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa thì các giải pháp mang đến hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w