b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp phải hướng vào mục tiêu của giáo dục NPT cho HS trong trường THPT của tỉnh Đồng Tháp nói chung và trên địa bàn thành phố Cao Lãnh nói riêng. Theo Luật Giáo dục quy định: “Giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề và đi vào cuộc sống lao động”. Đồng thời mục tiêu của giáo dục NPT là giáo dục cho HS hiểu một số kiến thức cơ bản về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ và về an toàn lao động, vệ sinh môi trường đối với một NPT đã học; hình thành cho học sinh một số kỹ năng sử dụng công cụ, kỹ năng thực hành kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm; phát triển hứng thú kỹ thuật và nhu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, thói quen làm việc có kế hoạch, tuân thủ quy trình kỹ thuật và bảo đảm an toàn lao động, bước đầu có tác phong công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, có ý thức tìm hiểu và lựa chọn nghề của học sinh. Đó là mục tiêu giáo dục lao động và góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách
cho HS, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động, giúp HS có ý thức định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, phù hợp với năng lực, sở trường, hoàn cảnh của mỗi cá nhân và nhu cầu xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của thành phố Cao Lãnh nói riêng. Góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực cho quê hương đất nước.