Thực trạng về TBDH phục vụ giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 37 - 39)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.2.3.Thực trạng về TBDH phục vụ giáo dục nghề phổ thông

Tình hình trang thiết bị và CSVC ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh phục vụ cho công tác giảng dạy NPT. Qua khảo sát cho thấy :

- Còn thiếu phòng học bộ môn, phòng thực hành cho mỗi nghề (Điện dân dụng, vườn trường, xưởng trường,...), học trái buổi với môn văn hóa, sắp xếp các phòng hay mượn các phòng học môn khác để học và thực hành.

- Trang thiết bị thực hành được trang bị còn thiếu nhiều, thô sơ chấp vá không đúng với yêu cầu kỹ thuật, chưa đáp ứng được yêu cầu của nội dung

bài dạy lý thuyết cũng như các tiết thực hành.

- Những năm gần đây các trường THPT được trang bị thêm phương tiện dạy học, mô hình dạy học cho các NPT, tuy nhiên vẫn còn thiếu nhiều, đặc biệt các nghề Sửa chữa xe máy, Điện tử dân dụng, May công nghiệp. . . Một số nghề HS có nguyện vọng nhu cầu học tập nhưng do không có thiết bị và đồ dùng dạy học nên nhà trường không thể triển khai giảng dạy được như : sửa chữa xe máy, May công nghiệp, Điện tử dân dụng. . . Điều này cũng làm cho đa dạng phong phú ngành nghề, đáp ứng nhu cầu xã hội và nguyện vọng của HS cũng còn hạn chế.

- Chỉ còn có môn Tin học do được Sở GD & ĐT Đồng Tháp trang bị cho các trường THPT từ một đến hai phòng máy vi tính; mỗi phòng có từ 25 đến 40 máy để phục vụ cho việc giảng dạy môn Tin học trong nhà trường. Để tận dụng và khai thác triệt để thiết bị sẳn có nhà trường kết hợp với dạy NPT môn Tin học ứng dụng. HS rất ham thích học môn này do đầy đủ để máy thực hành, đồng thời đây cũng là môn xã hội đang cần, nhu cầu tìm hiểu, ứng dụng về tin học vào cuộc sống ngày càng phổ biến. Số lượng, chất lượng HS tham gia học NPT môn này nhiều nhất, đồng thời phản ánh thực chất kết quả học tập so với các nghề khác.

- Về tài liệu : tài liệu chuyên môn, tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu cũng hạn chế kể cả sách hướng dẫn cũng rất hiếm. Từ năm 2007 - 2008 Bộ GD - ĐT mới có bộ sách giáo khoa, sách giáo viên cho các nghề. Giáo viên tự nghiên cứu và kết hợp với với sách bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kỳ để giáo viên giảng dạy theo đúng quy định và yêu cầu của Bộ GD & ĐT.

Qua khảo sát ý kiến giáo viên tham gia giảng dạy NPT về những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy NPT , 65% ý kiến cho rằng không đủ trang thiết bị để thực hành, chỉ thực hành những bài có thiết bị tương đối, 60% cho rằng không đủ phương tiện, đồ dùng dạy học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 37 - 39)