Thực trạng về phương pháp, hình thức giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 35 - 37)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.2.2. Thực trạng về phương pháp, hình thức giáo dục nghề phổ thông

Sở GD - ĐT phân công trách nhiệm các trường THPT, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, lực lượng giáo viên của từng trường tổ chức thực hiện dạy NPT theo từng cơ cấu ngành nghề. Giáo viên dạy môn Công nghệ (KTCN) dạy nghề Điện dân dụng, giáo viên dạy môn Công nghệ (KTNN), môn Sinh vật dạy nghề Làm vườn, giáo viên dạy môn Tin học dạy nghề Tin học văn phòng, ... Nếu trường THPT nào chưa có đủ điều kiện để giảng dạy NPT thì phối hợp với trung tâm GDTX huyện, thị, hay trung GDTX và KTHN tỉnh để giảng dạy NPT cho các em HS khối 11 học NPT. Thực tế những năm học qua, trên địa bàn thành phố Cao Lãnh còn một trường THPT Thành phố Cao Lãnh kết hợp với Trung tâm GDTX và KTHN tỉnh để dạy NPT, còn các trường còn lại tổ chức dạy NPT trong nhà trường.

Đa số cơ cấu lớp học NPT được tổ chức theo biên chế các lớp học môn văn hóa và việc thực hiện chương trình giảng dạy NPT được bố trí học trái buổi với môn học văn hoá.

Dạy NPT ở các trường THPT chưa thật sự quan tâm đúng mức, đầu tư triệt để, chưa phải là hoạt động ưu tiên như các môn văn hóa, môn khoa học cơ bản và các hoạt động khác, thực tế cho thấy công tác quản lý thực hiện kế hoạch dạy học còn nhiều bị động, lệ thuộc, chi phối bởi các hoạt động chuyên môn khác đặc biệt hơn là những môn học tham gia dự thi tốt nghiệp THPT.

Bảng 2.5. Tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung dạy học và đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên đối với hoạt động giáo dục NPT ở các trường THPT.

hiện Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt Không thực hiện Chương trình kế hoạch dạy học 12 80 8 0 0

Nội dung dạy học 15 85 0 0

Đổi mới phương

pháp dạy học 8 84 8 0 0

- Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học cũng còn những hạn chế nhất định. Tuy giáo viên có áp dụng đổi mới phương pháp dạy học lấy " HS làm trung tâm", nhưng thật sự HS chưa thể hiện được những ý tưởng, ý kiến riêng của mình và chưa thực sự chiếm lĩnh kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề. Hầu hết giáo viên giảng dạy còn sử dụng phương pháp dạy học thầy giảng trò chép, giảng dạy lý thuyết xen kẽ vấn đáp, trực quan bằng những hình ảnh, mẫu vật thật, mô hình để minh họa.

Trong chương trình thời gian thực hành chiếm từ 60% đến 70% số tiết, những tiết thực hành kiểm nghiệm lại bổ sung kiến thức lý thuyết đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành và kỹ năng, kỹ thuật của từng nghề. Tùy theo đặc điểm của từng nghề mà có yêu cầu kỹ thuật thực hành riêng, nhưng vẫn đảm bảo rèn luyện kỹ năng thực hành và nội dung của bài phải thể hiện được sự tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành để đáp ứng với tính thực tiễn, ứng dụng trong lao động sản xuất và trong đời sống. Theo cầu giảng dạy kỹ thuật nghề, giáo án lý thuyết có thể soạn theo mẫu giáo án như giảng dạy các môn văn hóa, giáo án thực hành phải đảm bảo theo yêu cầu cơ bản có ba phần sau: hướng dẫn ban đầu ( giảng dạy lý thuyết của bài thực hành), hướng dẫn thường xuyên ( trong quá trình thực hành ), hướng dẫn kết thúc (sau buổi thực hành ). Đây là yêu cầu cơ bản hết sức cần thiết

trong quá trình học nghề để rèn luyện kỹ năng nghề cho HS, nhưng trên thực tế việc chuẩn bị, thực hiện một buổi thực hành về giáo án, thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, ... còn hạn chế, giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho một buổi thực hành. Vấn đề này phù hợp khi khảo sát việc thực hiện nội dung chương trình có đảm bảo được mục tiêu của hoạt động giáo dục NPT, kết quả như sau:

- Về kiến thức: hiểu được những kiến thức cơ bản về dụng cụ, kỹ thuật và quy trình công nghệ của một NPT, mức độ đánh giá đạt 58 % ở mức độ khá.

- Về hình thành kỹ năng : sử dụng dụng cụ, thực hành làm ra những sản phẩm đơn giản hay thực hành sửa chữa những hư hỏng thông thường, đạt 50% ở mức độ khá.

- Về thái độ: say mê trong học tập, tham gia tích cực trong các buổi thực hành, thích tìm hiểu về kỹ thuật, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, và định hướng nghề nghiệp sau này đạt 45% ở mức độ trung bình khá.

Với mục tiêu và chương trình đào tạo do Bộ GD - ĐT quy định, đa số GV thực hiện khá tốt, hình thành kỹ năng thực hành kỹ thuật một số nghề ở mức độ khá tốt, một số nghề còn mức độ tương đối, ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú nghề nghiệp, hình thành tác phong công nghiệp cho HS và khả năng vận dụng vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w