Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục nghề

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 25)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

1.4.2.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục nghề

QL làm sao cho quá trình dạy nghề đạt được những mục tiêu đề ra. Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra thi cử, đánh giá kết quả học nghề của học sinh một cách có khoa học, khách quan và đáng tin cậy. Thực hiện các kỳ thi nghiêm túc, tránh gian lận, chủ quan trong thi cử, trong nhận xét và đánh giá. Thực hiện tốt phong trào hai không trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, thực sự làm cho công tác thi cử là sự đo lường đánh giá khách quan phản ánh trung thực kết quả dạy NPT. Việc đánh giá được thực hiện bằng việc cho điểm kiểm tra miệng, cho điểm các loại bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tính điểm trung bình môn như một môn học, xếp loại theo Quy chế của đánh giá xếp loại HS THCS, THPT theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GD&ĐT.

QL kết quả dạy NPT được thực hiện trên những mặt sau: thống nhất cách kiểm tra, đánh giá; thực hiện theo chế độ cho điểm theo tiến độ chương trình, QL việc chấm bài, trả bài của GV; thường xuyên kiểm tra chế độ cho điểm, cộng điểm của GV; tổ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá HS, thường xuyên đánh giá GV về việc kiểm tra đánh giá kết quả học nghề của HS; tổ chức coi và chấm thi tốt nghiệp NPT do Sở GD&ĐT tổ chức đúng quy chế phù hợp với đặc thù của NPT. Với kết quả học tập NPT của các em HS, đánh giá kết quả học tập NPT thông qua kỳ thi NPT do Sở GD&ĐT tổ chức.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục nghề phổthông ở trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 25)