Thực trạng về thực hiện chương trình giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 33 - 35)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.2.1.Thực trạng về thực hiện chương trình giáo dục nghề phổ thông

Nội dung chương trình đào tạo là nội dung rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo. Trong những năm học 1995 - 1996 thí điểm phân ban, dạy nghề ở trường phổ thông : ban A dạy chương trình 90 tiết (3 tiết/tuần), ban B (ban kỹ thuật) dạy chương trình 180 tiết (6 tiết/tuần). Trong những năm gần đây qua việc quản lý nội dung chương trình đào tạo từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến cơ sở giáo dục dạy nghề phổng thông. Chương trình này do Bộ GD &

ĐT quy định là 180 tiết đối với THPT, các trung tâm KTTH-HN và các trung tâm GDTX đều quản lý nội dung trong khung chương trình này. Từ năm học 2007 - 2008 theo chương NPT cho HS lớp 11 là 105 tiết trong chương trình chính khóa.

Trước đây, chương trình giáo dục NPT còn chậm đổi mới, một số nghề chưa mang tính thực tế, chưa thể hiện sự tích hợp giữa môn kỹ thuật và NPT. Cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên giảng dạy có nhận xét về chương trình tương đối phù hợp, tuy nhiên sắp xếp phân phối chương trình của một số nghề chưa hợp lý. Điều này cũng thể hiện việc soạn chương trình cho các nghề đào tạo chưa được tốt, thiếu cập nhật đặc biệt là các nghề truyền thống, ở địa phương như ( nghề đan ghế, đan lát mây tre,...)

Chương trình NPT lớp 11 được xây dựng trên cơ sở mục tiêu môn học là giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS đi vào cuộc sống. Chương trình được xây dựng trên quan điểm kế thừa những kiến thức HS đã được học môn Công nghệ, Sinh học như môn Làm vườn, Chăn nuôi gia cầm,... Chương trình được xây dựng trên quan điểm kế thừa, có tính liên thông mở rộng thêm kiến thức, chiều sâu của NPT và môn Công nghệ cấp THCS như nghề Tin học ứng dụng, Sửa chữa xe máy, Cắt may, Nấu ăn,... Hầu hết các môn đều có giờ thực hành chiếm từ 60% đến 70% trên tổng số tiết dạy. Điều này chứng tỏ việc xây dựng chương trình NPT mang tính khóa học và phù hợp với thực tiễn. Việc soạn giáo trình, tài liệu theo đúng nội dung chương trình tương đối tốt. Tuy nhiên phải nhìn nhận việc thực hiện quản lý nội dung chương trình đào tạo giáo dục NPT trong trong thời gian qua của Sở GD - ĐT chưa sâu sát bộ phận chuyên trách về công tác này chưa triệt để nên trong khâu theo dõi điều hành chỉ đạo kiểm tra các trường THPT còn những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường chưa phân công 01 lãnh đạo chuyên trách về chỉ đạo công tác giáo dục nghề phổ thông. Như thế sự

phân cấp quản lý đối với mảng hoạt động này chưa sâu sát, triệt để nên đã tác động không ít đến việc tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 33 - 35)