Thực trạng về nguồn kinh phí phục vụ giáo dục nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 44)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.2.5. Thực trạng về nguồn kinh phí phục vụ giáo dục nghề phổ thông

Về tình hình cơ sở vật chất (CSCV) ở các trường THPT không đủ để phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT. Không có đủ phòng học, phòng học không đúng kích thước, kết cấu phòng học thiếu khoa học, không phù hợp với tính chất của dạy NPT. Thông thường các trường sử dụng phòng học văn hoá làm phòng học NPT nên bàn, ghế không đúng kích thước, nhiều chủng loại không đáp ứng cho công tác dạy thực hành cho các môn nghề. Với tình hình phòng học như trên khó đáp ứng yêu cầu giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy NPT.

Về nguồn cung cấp kinh phí mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy NPT còn rất nhiều hạn chế. Qua khảo sát thu được kết quả tình hình kinh phí mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị.

phục vụ cho công tác dạy NPT.

TT Tên trường THPT 2010Số tiền (triệu đồng)2011 2012 Tổng cộng

1 Chuyên Nguyễn Quang

Diêu 0 5 6,5 11,5 2 Thành phố Cao Lãnh 5 5 7 17 3 Thiên Hộ Dương 3,2 3,5 4 10,7 4 Đỗ Công Tường 3,5 6 6,5 16 5 Trần Quốc Toản 5 5,6 6,0 16,6 Tổng cộng 16,7 25,7 30 72,4

Kinh phí thực hành không đủ hoặc không có để mua vật tư tiêu hao trong quá trình thực hành, vì thế HS phải tự lo, tự trang bị là chủ yếu.

Khả năng huy động các nguồn lực để mua sắm, nâng cấp trang thiết bị của những năm qua gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết rất hạn chế, kinh phí chủ yếu từ nguồn học phí và nguồn ngân sách Nhà nước. Với nguồn kinh này thì khó trang bị một nghề đúng theo quy định để giảng dạy thì rất khó khăn, chủ yếu mua vật tư thực hành.

Nói thêm sự khó khăn về phần kinh phí : ngành giáo dục tỉnh Đồng Tháp tham gia thí điểm mô hình trường THPT Kỹ thuật từ năm 2005 đến năm 2012. Khi cung cấp kinh phí chỉ tính theo đơn vị lớp học văn hoá chưa tính những lớp học nghề trong nhà trường theo mô hình chương trình THPT Kỹ thuật. Tổng cộng số tiết học nghề trong trường THPT Kỹ thuật trong 3 năm cấp THPT là 612,5 tiết (khối 10 : 4 tiết/tuần, khối 11 : 8 tiết/tuần,khối 12 : 5,5 tiết/tuần). Khi Sở GD - ĐT cung cấp kinh phí chỉ có cung cấp phần THPT, không tính đến các lớp kỹ thuật nghề nên trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, thường là thiếu kinh phí.

Tóm lại, việc đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu giảng dạy NPT còn quá thấp. Thiết bị thực hành và vật tư tiêu hao trong quá trình sử

dụng thực hành còn thiếu thốn chưa đáp ứng công tác giảng dạy nghề. Đây là những vấn đề mà các ngành, các cấp cần quan tâm và có những giải pháp khắc phục để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục NPT trường THPT trên địa bàn thành phố Cao Lãnh nói riêng và toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 44)