Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và giảng dạy nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 89)

c. Nhóm trưởng và các thành viên

3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và giảng dạy nghề phổ thông

nghề phổ thông

3.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trãi qua 3 cuộc cách mạng công nghệ nhằm mục đích phát huy sức mạng cơ bắp và trí tuệ của con người, phục vụ cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người, gồm: cách mạng công nghệ cơ khí, cách mạng công nghệ điện tử và điều khiển và cánh mạng công nghệ tin học.

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nó được ứng dụng hầu hết trong các lĩnh vực đời sống văn hoá - xã hội, giải quyết các vấn đề hết sức phức tạp trong sản xuất, cải tạo thiên nhiên và đặc biệt là trong giáo dục. Máy tính được sử dụng như công cụ quản lý giáo dục, thiết bị giảng dạy, gồm tất cả những nhiệm vụ xử lý các số liệu hằng ngày mà giáo viên cần phải hoàn tất để đánh giá học sinh, kiểm tra lại các tài liệu và GV sử dụng khi lên lớp giảng dạy.

Trong xu thế phát triển chung của xã hội, mọi người, mọi ngành, mọi nghề phải tự đổi mới để phát triển. Ngành giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm gần đây, ngoài việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, ngành giáo dục cũng động viên, khuyến khích sự phát triển đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học, vì CNTT không chỉ giúp ta tiếp cận nhanh với thế giới mà còn giúp chúng ta làm những việc rất khó tưởng chừng không làm được. Trong đổi mới phương pháp dạy học, từ những phương pháp truyền thống như thầy giảng trò chép rồi đến phát huy tính tích cực chủ động

sáng tạo của HS, coi HS là trung tâm. Để dạt được mục tiêu đổi mới trên, người GV cần có nhiều cách để tiến hành một tiết dạy sao cho có hiệu quả, để tiết kiệm thời gian, để HS tự tìm tòi, chủ động trong việc học và đặc biệt gây hứng thú học tập cho HS thì việc ứng dụng CNTT là một biện pháp rất có hiệu quả, nhất là đối với các môn học mang tính ứng dụng và thực tế cao như các môn học của nghề phổ thông, mà thực tế không phải lúc nào cũng dễ tìm, dễ thấy và dễ thực hiện nên cần phải dùng hình ảnh, đoạn phim để minh họa. Đối với NPT việc sử dụng tư liệu trực quan để gây hứng thú học tập, hình thành khả năng nhận biết, nắm bắt qui trình thực hiện là không thể thiếu.

Vì vậy ứng dụng CNTT trong QL giảng dạy NPT là hết sức cần thiết để thu hút, sự chú ý của HS tích cực tham gia học tập.

3.2.6.2. Nội dung và phương pháp thực hiện

Trước hết chúng ta tìm hiểu ưu điểm ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và giảng dạy NPT.

* Đối với công tác quản lý

Máy tính quản lý giáo dục là việc sử dụng chương trình (phần mềm- software) để quản lý quá trình dạy học, bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra và đánh giá trong quá trình dạy học.

Công dụng nổi bật là ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hay quản lý hệ thống giáo dục như: QL điều hành lớp học, QL nhân sự, xếp thời khoá biểu, QL đánh giá xếp loại HS trên internet, QL tài chính, QL tài sản, QL TBDH, Kế toán,… đặc biệt là sử dụng chúng trong quá trình giảng dạy của GV là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay đối với trường phổ thông và các cấp QL giáo dục.

* Đối với công tác dạy học

giáo viên giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép học sinh học theo khả năng.

- Thiết kế bài dạy sử dụng hiệu quả được nhiều lần, qua mỗi lần có sửa chữa bổ sung, cập nhật kiến thức và rút kinh nghiệm.

- Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.

- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng mẫu, các bài thí nghiệm khó thực hiện, những khái niệm phức tạp; có thể lập lại các thí nghiệm khó, phức tạp nhiều lần nhờ công cụ của chương trình.

- Không lạm dụng công nghệ hoặc sử dụng gò ép nếu chúng không tác động tích cực đến học tập, giảng dạy và quản lý, kể cả làm cho người sử dụng mệt mỏi, chán nản, khó chịu tránh trường hợp soạn bài theo kiểu "chiếu - chép".

* Trình tự thiết kế một tiết giáo án điện tử

Để có được một tiết học ứng dụng CNTT có hiệu quả. Việc đầu tiên đối với các GV trực tiếp giảng dạy là cần phải đầu tư nhiều hơn về CSVC ( như máy tính, máy ảnh, …), đặc biệt là phải đầu tư nhiều cho việc tự bồi dưỡng trình độ Tin học vì nếu không sử dụng thành thạo máy tính thì không thể soạn giảng được một bài trên máy, thứ hai là đầu tư nhiều thời gian để hình thành ý tưởng và sưu tầm tư liệu minh họa. Tùy theo trình độ Tin học của GV soạn một tiết giáo án điện tử để có sự linh động và hiệu quả khác nhau, tuy nhiên đều được tiến theo sáu bước như sau:

Thứ nhất: người GV cần phải chịu khó tìm tòi, nghiên cứu các phương

pháp, các ý tưởng mới cho việc giảng dạy, vì trong một bài dạy dù có áp dụng phương pháp dạy học truyền thống hay đổi mới, có ứng dụng CNTT hay các phương tiện hiện đại khác thì ý tưởng của người GV vẫn chính là chủ đạo để

tiết dạy đạt được hiệu quả và cuối cùng là HS có tiếp thu được bài và hiểu bài hay không.

Thứ hai: khi sử dụng CNTT vào giảng dạy thì không phải bài nào, tiết

nào cũng có thể ứng dụng được mà phải xác định bài giảng hay phần giảng cho thích hợp. Khi chọn bài để soạn giáo án điện tử, đều có ba điểm cơ bản để quyết định có nên hay không:

Một là mong muốn của GV tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide để khơi gợi, kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của HS.

Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề.

Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy.

Thứ ba: ngoài những kiến thức cơ bản về máy tính, GV cần phải biết sử

dụng một số phần mềm hỗ trợ như Violet, Herosoft 3000 ( cắt và làm phim ), Flash ( tạo hình ảnh động ),…

Thứ tư: khi soạn một giáo án điện tử, GV cần dành nhiều thời gian

cho việc sưu tầm tài liệu nhất là phim ảnh, nguồn cung cấp tài liệu vô cùng phong phú đó là mạng internet hoặc là GV phải tự làm lấy. Trong quá trình sưu tập hình ảnh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học tập của từng hình ảnh mà chúng ta định đưa vào các slide. GV cần hình dung ra những biện pháp – hoạt động giúp HS khai thác nội dung các tư liệu ấy, giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập thực hành kỹ năng học tập. Tuyệt đối tránh phô diễn đơn thuần. Việc lạm dụng hoặc thiếu chọn lọc hình ảnh khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của HS.

và cô đọng. Các TextBox trong một slide phải được hiệu ứng theo thứ tự trình diễn, tránh không được trình diễn cùng một lúc tất cả các Text nội dung của một slide, vì như vậy sẽ làm cho HS loay hoay ghi chép cho kịp bài mà không chú ý đến GV đang giảng gì. Khi soạn bài để nhanh và hiệu quả chúng ta nên soạn một slide nội dung hoặc một bài giảng hoàn chỉnh về mọi mặt như TextBox, các hiệu ứng, Font chữ, cỡ chữ, màu chữ, màu nền,… Sau đó copy toàn bộ slide hoặc bài giảng đó cho các slide sau hoặc bài giảng khác, chỉ cần thay đổi phần text nội dung còn tất cả tùy ý chọn sẽ được giữ nguyên không cần chọn lại.

Thứ sáu: cũng như khi viết bảng, tên bài học, các đề mục và các ý

trọng tâm phải được giữ lại ở tất cả các slide hoặc được ghi lên bảng. Khi viết giáo án điện tử nên hết sức thận trọng trong việc lựa chọn Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của slide và các hiệu ứng. Màu chữ trong bài phải phù hợp theo tên bài, tiêu đề, ý nhấn mạnh… Bất kỳ một sự lạm dụng hoặc sử dụng không thích hợp cũng có thể làm giảm hiệu quả của bài giảng. Một điều không thể thiếu đó là người GV sau khi soạn xong giáo án phải thuộc “ kịch bản ” mà mình đã chọn. Để có một bài dạy bằng giáo án điện tử đạt yêu cầu cả về dạy và học thì điều quan trọng nhất vẫn là ý tưởng của người GV, về kịch bản mà GV đã xây dựng, vì phần này không ai khác có thể làm thay được.

Máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn song nó không là tất cả, chỉ có phương pháp giảng dạy làm sao đạt hiệu quả mới là cần thiết. Hiệu quả học tập vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. Người thầy không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết cách dẫn dắt HS tham gia tích cực vào bài giảng như thế nào và kết quả là HS lĩnh hội kiến thức được bao nhiêu.

Nội dung giải pháp trên muốn thực hiện được cần có những điều kiện sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên và học sinh về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, dạy học.

- Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, GV bộ môn về công nghệ thông tin và nâng cao trình độ tin học, để họ có thể tổ chức, thực hiện tốt các ứng dụng công nghệ thông tin trong QL và dạy học.

- Sở GD - ĐT, Hiệu trưởng đơn vị trường học sử dụng nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về CNTT cho các trường THPT, kinh phí bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao trình độ tin học.

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT giữa các tổ chuyên môn trong trường học, giữa các đơn vị giáo dục và đào tạo.

- Sưu tầm, tuyển chọn, các phần mềm dạy học, phần mềm quản lý nhà trường phù hợp đưa vào áp dụng phục vụ chương trình dạy học và công tác quản lý.

- Hiệu trưởng trường THPT tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích GV soạn giáo án điện tử trong dạy học. Hiệu trưởng cần đẩy mạnh phong trào thi đua thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy có hiệu quả, quy định cho tất cả các GV trong nhà trường giảng dạy giáo án điện tử ít nhất 2 tiết/1 học kỳ và đây cũng là tiêu chí xét thi đua cuối năm.

- Hằng năm, Sở GD - ĐT cần tổng hợp những tiết soạn giáo án điện tử hay, được soạn một cách kỹ lưỡng thực sự phục vụ cho việc giảng dạy môn học từ đó làm nguồn tài nguyên và phổ biến chia sẽ cho tất cả các GV trường THPT toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w