Tình hình kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 30)

b. QL các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục NPT

2.1.1.Tình hình kinh tế-xã hộ

Thành phố Cao Lãnh là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, với vị trí thuận lợi cách thành phố Hồ Chí Minh 157 km, thành phố Cần Thơ 80 km có ranh giới như sau :

- Phía Bắc và phía Đông giáp với huyện Cao Lãnh. - Phía Nam giáp với huyện Lấp Vò.

- Phía Tây giáp với giáp với huyện Chợ Mới tỉnh An Giang

Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 107 km2 , dân số trung bình 152.450 người, mật độ dân số 1.431 người/km2. Cao Lãnh thuộc vùng phía Bắc sông Tiền, có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều sông và kênh rạch. Các mùa trong năm được chia ra làm hai mùa rõ rệt : mùa nắng và mùa mưa

Tên vùng đất " Cao Lãnh " được đặt tên từ một truyền thuyết cái tên "Câu Lãnh", có ông Đỗ Công Tường (là người làm chức Câu đương ), hai vợ chồng sống với nhau không có con; ông bà rất hiền hay giúp đỡ bà con trong làng và làm nhiều phước đức cho dân chúng. Vào năm 1820 ở làng xảy ra nạn dịch tả, dân làng chết nhiều vì bệnh dịch, trước tình hình đó ông bà Đỗ Công Tường đặt bàn hương khấn nguyện xin với Trời, Phật chết thế cho dân làng; sau ba ngày ông bệnh và chết, ngày thứ tư bà cũng qua đời. Sau đó bệnh dịch cũng hết, để tưởng nhớ công đức đó, người dân lập miếu thờ, gọi là miếu ông bà chủ chợ Câu Lãnh, nhưng dần về sau hai chữ " Câu Lãnh" đọc lệch âm thành " Cao Lãnh ". Từ năm 1956 trở về trước Cao Lãnh chỉ là một phần của

Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc. Từ năm 1956 đến năm 1975 là tỉnh lỵ của tỉnh Kiến Phong. Từ năm 1976 đến năm 1983 là thị trấn huyện lỵ của huyện Cao Lãnh. Từ năm 1983 đến năm 1990 là thị xã và từ năm 1990 trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Ngày 16 tháng 01 năm 2007 được chính phủ công nhận là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, với 15 đơn vị hành chính, gồm 8 phường và 7 xã.

- Cơ sở hạ tầng: Cao Lãnh là một đô thị trẻ nên cơ sở hạ tầng còn thấp kém so với mạng lưới đô thị trong khu vực, từng bước chỉnh trang nâng cấp, đường chính trong đô thị, các tuyến giao thông liên xã, liên huyện đều được pêtông và nhựa hóa, các tuyến đường mở rộng theo sự phát triển của thành phố. Các dịch vụ giao thông công cộng cũng được phát triển như: xe buýt, taxi. Về đường thủy, thành phố có nhiều sông, kênh, rạch lớn chạy qua với chiều dài hơn 1.500 km, cảng Cao Lãnh là một trong các cảng sông lớn cùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên tuyến đường thủy quốc tế đi Cambodia, tạo điều kiện thuận lợi trong việc gắn kết giữa sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh trong khu vực, thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế.

Về công nghiệp: có 01 khu công nghiệp Trần Quốc Toản với diện tích 55,950 ha, dự kiến sẽ mở rộng thêm 180 ha về phía Đông. Các mặt hàng ưu thế của thành phố như chế biến gạo, thủy sản xuất khẩu, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,…

Về nông nông nghiệp: thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp đô thị, bố trí sản xuất phù hợp theo từng vùng, từng địa phương như: sản xuất lúa giống, xây dựng các khu vườn cây ăn trái kiểu mẫu, an toàn kết hợp phát triển dịch vụ du lịch, phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Tiền…

- Về du lịch : một trong những điểm mạnh của thành phố là du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái như: mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu du lịch

Mỹ Trà, di tích lịch sử cách mạng làng Hòa An, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh vào năm 1930, bảo tàng, đền thờ ông bà Đỗ Công Tường, khu công viên và quảng trường Văn Miếu, và các điểm du lịch miệt vườn xã Tịnh Thới, xã Tân Thuận Đông,…

Cơ cấu kinh tế: thế mạnh của thành phố là thương mại - dịch vụ, mạnh lưới kinh doanh thương mại có 02 siêu thị và 20 chợ, phần lớn chợ hình thành có quy hoạch nên vị trí phù hợp và có điều kiện phát triển. Là trung tâm kinh tế-văn hóa của tỉnh, trên địa bàn thành phố con có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính-ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục,…phục vụ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thực hiện theo chính sách đầu tư thu hút các doanh nghiệp về đầu tư ở tỉnh Đồng Tháp đặc biệt là thành phố Cao Lãnh với khẩu hiệu : " Tiềm năng của chúng tôi, cơ hội của bạn".

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở các trường THPT thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 30)